S-400 Triumph là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Đây là 1 phiên bản tên lửa thuộc họ tên lửa tầm cao S-300.
Đây là hệ thống phòng không đa năng có tầm bắn xa nhất thế giới, phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40–120km với tên lửa 9M96, 250km với tên lửa 48N6 và tới 400km với tên lửa 40N6.
S-400 có thể phát hiện mục tiêu cách xa 600 km và cao 40–50km., có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu.
Chiêm ngưỡng “Rồng lửa” S-400 khai hỏa tên lửa
Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27km cũng như các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5–10m - đây là điều mà không hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được.
S-400 có thể tiêu diệt khí cụ bay của đối phương trong khoảng cách tới 400km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60km.
So với hệ thống đối thủ MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số: Thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn (5 phút so với 30 phút), tầm bắn xa hơn (400km so với 240km), số mục tiêu có thể theo dõi cao hơn (300 so với 100), cự ly phát hiện mục tiêu lớn hơn (600km so với 350km) cũng như có thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn (4,8km/giây so với 2km/giây).
Hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Liên quan đến vũ khí này, Nga và Iran đã có những hoạt động ngoại giao năng động. Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami đã tới Diễn đàn Quân sự Army-2020 diễn ra từ ngày 23-29/8. Điều này khiến giới quan sát đồn đoán về việc Moscow và Tehran muốn tăng cường hợp tác quân sự-kỹ thuật khi lệnh cấm vận vũ khí Iran hết hiệu lực vào ngày 18/10.
Sự hiện diện của phái đoàn Iran tại diễn đàn và có các hoạt động kiểm tra các hệ thống phòng không S-400 và Pantsir-S1 là một gợi ý cho thấy các hợp đồng chuyển giao mới có thể diễn ra giữa hai nước.
Trên một diễn biến khác, tháng trước, Moscow đã đình chỉ giao thêm các lô hàng S-400 cho Trung Quốc mà không ấn định ngày nối lại. Báo chí Trung Quốc cho rằng điều này xuất phát từ việc Nga lo ngại làn sóng Covid-19 bùng phát theo diễn biến khó lường.
Trái ngược với Trung Quốc, Nga được cho là ưu ái Ấn Độ khi tiếp tục giao S-400 cho nước này mà không đưa ra bất kỳ trở ngại gì. Trong tuyên bố mới nhất, Đại sứ Ấn Độ tại Nga Venkatesh Varma đã dập tắt mọi tin đồn về thỏa thuận trị giá 5,43 tỷ USD giữa hai nước có nguy cơ dừng lại.
“S-400 sẽ đúng kế hoạch. Virus corona sẽ không ảnh hưởng đến việc cung cấp hệ thống", ông Varma nói.