Chuyện về “người đàn bà đầm lầy”: Từ tiểu thư danh giá đến cuộc sống cơ hàn và vụ mất tích bí ẩn bậc nhất thế kỷ

IMACHO |

Trường hợp mất tích của Margaret Clement từng khiến dư luận Úc chấn động suốt thời gian dài và đến nay người ta vẫn chưa thể tìm được lời giải đáp cho bí ẩn này.

Cuộc sống xa hoa như hoàng tộc của nhà Clement

Câu chuyện về “người đàn bà đầm lầy” bắt đầu khi bố của Margaret - ông Peter Scott Clement - mang theo cả gia đình di cư từ Scotland sang Úc sinh sống thời gian cơn sốt vàng những năm 1850 diễn ra.

Tại vùng đất mới, ông cùng anh em của mình làm nghề lái xe chở gia súc ở Walhalla. Thay vì tiền lương, ông Peter chấp nhận đổi lấy một số cổ phần ở mỏ vàng Long Tunnel. Và đó chính là quyết định sáng suốt nhất của ông.

Chuyện về “người đàn bà đầm lầy”: Từ tiểu thư danh giá đến cuộc sống cơ hàn và vụ mất tích bí ẩn bậc nhất thế kỷ - Ảnh 1.

(Ảnh: Internet)

Khi được chia cổ tức, ông Peter tiếp tục dùng tất cả đầu tư mua cổ phiếu. Nhờ đầu óc kinh doanh nhạy bén vào mỏ vàng ăn nên làm ra, không lâu sau đó, ông đã trở thành một trong những người chăn bò giàu nhất nước Úc.

Chỉ trong thời gian ngắn, người đàn ông đến Scotland xa xôi đã nắm trong tay khối tài sản kếch xù, hơn cả những gì trong giấc mơ làm giàu của ông.

Tháng 11/1876, ông Peter lúc bấy giờ đã là vị tỷ phú 43 tuổi nổi tiếng, kết hôn với Jane Thompson - con gái của một tay chăn bò đối thủ ở Walhalla. Cả hai sau đó sinh ra 6 người con gồm Flora, Jeannie, Margaret, William Scott, Peter Scott và cô con gái út Anna.

Chuyện về “người đàn bà đầm lầy”: Từ tiểu thư danh giá đến cuộc sống cơ hàn và vụ mất tích bí ẩn bậc nhất thế kỷ - Ảnh 2.

Gia đình ông Peter. (Ảnh: Internet)

Năm 1890, ông Peter bất ngờ lên cơn đột quỵ trong lúc đang làm việc. Ông ra đi và bỏ lại người vợ trẻ 30 tuổi cùng 6 đứa con thơ.

Dù vậy, những khoản đầu tư của Peter vẫn tiếp tục sinh lời và chúng trở thành khối tài sản khổng lồ ông để lại cho gia đình thừa kế và các thành viên không cần phải làm việc vẫn có thể ăn sung mặc sướng trong hết phần đời còn lại của mình. Kết quả là họ tiêu tiền như nước.

Ngay khi Jeannie và Margaret vừa tròn 21 tuổi, cả hai cùng mẹ lên đường du lịch khắp châu Âu. Người ta gọi những người phụ nữ nhà Clement là đại diện của “chế độ chiếm đất” – một biệt danh dành cho những người nông dân Úc dần bước vào tầng lớp quý tộc.

Tại châu Âu, bà Jane còn cùng 2 cô con gái tạo mối quan hệ với những người có tầm ảnh hưởng lớn. Khi trở về Úc, họ quyết định mua căn biệt thự 14 phòng mang tên Tullaree được xây dựng trên khu đất bùn lầy khai hoang rộng lớn.

Peter Scott đảm nhận việc quản lý trong khi những người phụ nữ trong nhà vẫn tiếp tục lối sống xa hoa, hưởng thụ.

Chuyện về “người đàn bà đầm lầy”: Từ tiểu thư danh giá đến cuộc sống cơ hàn và vụ mất tích bí ẩn bậc nhất thế kỷ - Ảnh 3.

(Ảnh: Internet)

Chuyện về “người đàn bà đầm lầy”: Từ tiểu thư danh giá đến cuộc sống cơ hàn và vụ mất tích bí ẩn bậc nhất thế kỷ - Ảnh 4.

Biệt thự Tullaree tọa lạc trên vùng đất cực kỳ rộng lớn (Ảnh: Internet)

Gia đình Clement thuê tổng cộng 11 người phục vụ, chi số tiền lớn để mua xe ngựa, ô tô và thuê luôn cả tài xế. Việc mua sắm đối với người giàu cũng dễ dàng hơn khi các quý cô Clement chỉ cần ra phố lựa chọn và hàng hóa sẽ được người bán mang ra tận xe.

Cảm giác như thời điểm ấy, toàn bộ khu vực xung quanh đều đối xử với người nhà Clement chẳng khác gì hoàng tộc. Và họ thích như thế!

Sau khi Peter Scott lấy vợ và quyết định dọn ra ở riêng vào năm 1912, cô con gái út Anna trở về sống cùng các chị. Không có kinh nghiệm quản lý, họ buộc phải thuê một người trông coi mọi thứ.

Vì quá bận rộn cho kế hoạch ăn chơi và mơ ước về vùng đất xa xôi, người nhà Clement chẳng hề mảy may đến việc gia tài của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi việc quản lý không kĩ càng cũng như sự dòm ngó của người làm công tham lam.

Chuyện về “người đàn bà đầm lầy”: Từ tiểu thư danh giá đến cuộc sống cơ hàn và vụ mất tích bí ẩn bậc nhất thế kỷ - Ảnh 5.

(Ảnh: Internet)

Margaret tiếp tục đi du lịch khắp nơi và tận hưởng cuộc sống sang chảnh cho đến những năm 1920. Bà phát hiện ra người bạn mà gia đình bà tin tưởng đã đánh cắp phần lớn khối tài sản khổng lồ mà cha bà để lại.

Sau đó, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán một phần căn biệt thự để có tiền xoay xở.

Cuộc sống cơ hàn, rơi xuống đáy xã hội và vụ mất tích bí ẩn

Nhưng kể cả khi đã bán đi rất nhiều, tình hình tài chính của nhà Clement vẫn không trở nên tốt hơn. Họ nhanh chóng rơi vào cảnh nghèo đói đến nỗi phải mua quần áo và cả thức ăn rẻ tiền sống qua ngày.

Cứ thế họ ngồi nhìn căn biệt thự và lối sống xa hoa trước kia của mình sụp đổ, như thể tất cả chìm vào vũng bùn xung quanh.

Nhiều năm trôi qua, Margaret Clement và chị gái Jeannie bị mọi người xung quanh gọi là “những người đàn bà đầm lầy”. Khi đã cạn kiệt tiền bạc, cả hai sống trong căn biệt thự không điện, không nước. Họ còn thậm chí không có củi để thắp sáng nhà do bị đầm lầy vây quanh.

Từng dùng bữa tại nhà hàng sang trọng nhất châu Âu, giờ đây, hai chị em Clement phải sống qua ngày nhờ mẩu bánh mì vụn và thức ăn đóng hộp rẻ tiền.

Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với Margaret khi Jeannie qua đời vào năm 1950. Sau khi chôn cất chị gái cẩn thận, bà vẫn quyết định ở lại căn biệt thự.

Nhưng chỉ 2 năm sau, cuộc sống đói khổ buộc Margaret phải bán đi tài sản cuối cùng của gia đình. Sau đó, bà được cho phép ở tại một ngôi nhà gỗ nhỏ trong khu đất rộng lớn này.

Chuyện về “người đàn bà đầm lầy”: Từ tiểu thư danh giá đến cuộc sống cơ hàn và vụ mất tích bí ẩn bậc nhất thế kỷ - Ảnh 6.

Chân dung người đàn bà đầm lầy Margaret Clement. (Ảnh: Internet)

Chuyện về “người đàn bà đầm lầy”: Từ tiểu thư danh giá đến cuộc sống cơ hàn và vụ mất tích bí ẩn bậc nhất thế kỷ - Ảnh 7.

Căn nhà nhỏ nơi bà sinh sống (Ảnh: Internet)

Đây chính là cuộc sống lúc bấy giờ của “người đàn bà đầm lầy” Margaret: sống tách biệt với thế giới bên ngoài, ngày ngày đọc tiểu thuyết với chú chó Dingo và cứ thế lặng lẽ sống qua ngày. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó…

Vào ngày 22/5/1952, người ta phát hiện bà Margaret mất tích một cách bí ẩn. Trùng hợp thay, trước đó 2 tuần, chú chó cưng của bà đã chết bởi một vết cắt dài trên cổ. Được biết, người cuối cùng nhìn thấy Margaret là Stanley Livingstone - người chủ mới của căn biệt thự.

Vào hôm Chủ nhật ngày 25/5/1952, ông đến Sở Cảnh sát báo cáo việc không nhìn thấy bà trong suốt 3 ngày liền. Sau đó, hơn 100 người bao gồm cảnh sát và hàng xóm, đã vào khu vực đầm lầy để tìm kiếm Margaret.

Chuyện về “người đàn bà đầm lầy”: Từ tiểu thư danh giá đến cuộc sống cơ hàn và vụ mất tích bí ẩn bậc nhất thế kỷ - Ảnh 8.

(Ảnh: Internet)

Hàng loạt giả thuyết được đặt ra xoay quanh vụ mất tích của “người đàn bà đầm lầy”.

Nhiều người tin rằng bà đã đi lang thang ở khu vực đầm lầy, không may gặp nạn và trở thành nạn nhân của các loài động vật hoang dã như cá sấu, rắn... Ngoài ra, còn có giả thiết cho rằng liệu có khả năng bà tự tử hay nghiêm trọng hơn là bị sát hại?

Trong quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện ra chi tiết quan trọng là chiếc gậy gỗ của Margaret. Người ta chưa từng thấy bà đi đâu mà không có nó bên cạnh nhưng chiếc gậy lại không ở trong vũng bùn mà ngược lại, nó nằm yên vị trong nhà.

Điều này chứng tỏ nhiều khả năng hung thủ đã cưỡng chế Margaret rời khỏi nhà và giết chết bà. Người ta cũng không loại trừ việc người chủ mới của căn biệt thự lên kế hoạch sát hại Margaret và đưa ông vào diện tình nghi. Tuy nhiên, giả thuyết này cũng không có bằng chứng xác thực.

Vụ án mất tích của Margaret gây chấn động toàn bộ nước Úc thời điểm đó. Đến nay, nó vẫn tồn tại như một bí ẩn chưa ai có thể giải thích và có lẽ sau này cũng vậy.

Chuyện về “người đàn bà đầm lầy”: Từ tiểu thư danh giá đến cuộc sống cơ hàn và vụ mất tích bí ẩn bậc nhất thế kỷ - Ảnh 9.

Vụ mất tích bí ẩn của Margaret nằm chễm chệ trên bìa của các trang báo lúc bấy giờ (Ảnh: Internet)

(Nguồn: Tổng hợp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại