1. Ngôi đền toàn rắn ở
Rắn xuất hiện khắp nơi tại đền
Tại một ngôi đền có tên là Azure Cloud (đền mây xanh) tại Malaysia đã tập trung hàng trăm con rắn khổng lồ.
Sau khi được xây dựng vào năm 1895, ngôi đền quy tụ rất nhiều rắn đến ăn lễ vật, số lượng không hề giảm đi mà tăng theo hàng năm.
Tuy rắn tại đây hoàn toàn là rắn độc nhưng từ khi xuất hiện tại đây những con rắn này chưa bao giờ cắn người. Chúng thường nằm im lặng không hề động cựa và không có dấu hiệu sợ người.
Ngày nay, người dân Malaysia coi rắn trong đền là những con vật linh thiêng. Chúng sống ở đó rất tự nhiên, bình thản như không hề biết đến sự tồn tại của con người khiến nhiều du khách ngạc nhiên. Trong suy nghĩ của người dân, những “ngài” rắn này chính là hóa thân của thần hộ pháp để bảo vệ, giữ gìn sự tôn nghiêm. Hàng ngàn người mộ đạo vẫn đến với đền Rắn chẳng hề sợ hãi hàng tá rắn độc quấn quanh đền.
2. Ôm hôn rắn độc
Vào ngày thứ năm, tháng Kindu (giữa tháng 7 và tháng 8 là khoảng thời gian linh thiêng nhất đối với người Ấn Độ), hàng nghìn tín đồ Hindu lại quy tụ về tham dự lễ hội Rắn ở Ấn Độ, hay còn gọi là lễ hội Naga Panchami. Lễ hội này được tổ chức ở nhiều tỉnh ở Ấn Độ, như Punjab, Maharashtra, Kerala và West Bengal.
Trong các truyền thuyết ấy, quan trọng nhất là truyền thuyết về rắn Sheshnaga của thần Lord Vishnu, đó là con rắn mà vị thần Vishnu đã tựa đầu khi ngủ trong tư thế luyện yoga. Vì thế, dễ hiểu vì sao lễ hội này lại có tên gọi là Naga Panchami.
Naga Panchami là một trong những lễ hội cổ xưa nhất và được xem là quan trọng nhất trong năm tại Ấn Độ. Khi những người đàn ông tắm cho rắn hổ mang, nghĩa là họ đã xua đi mọi hiểm nguy cho gia đình. Ngoài ra, mọi hành động cày quốc ruộng đều cấm kị trong ngày này.
Vào đúng ngày chính hội, mọi người thức dậy thật sớm, kéo nhau ra sông để tắm rửa sạch sẽ, đây được xem là nghi thức "tẩy uế". Trong khi đó, nhiệm vụ của những người luyện rắn là đi đến từng nhà chúc phúc cho dân làng, đồng thời đây cũng là dịp mọi người được chiêm ngưỡng thần rắn. Ai cũng được mong 1 lần nhìn thấy thần rắn, bởi vì theo quan niệm lâu đời của văn hóa Hindu, nếu được thấy rắn mang bành thì nhất định sẽ gặp may mắn.
Thông thường, các thầy huấn luyện rắn thường đặt rắn trong các bình đất nung. Sau khi đã tới cầu chúc cho dân làng, họ cùng nhau rước bình rắn về đền thờ nữ thần may mắn Amba để tiến hành nghi thức hành lễ. Những ai được hôn những chú rắn này theo quan niệm sẽ gặp may mắn cả năm.
3. Rắn chúa ở lỳ ở nhà dân
Thời gian gần đây, dân vùng Tây Bắc truyền tai nhau câu chuyện mang đầy màu sắc thần bí: Một con rắn hổ chúa dài tới hơn 4m, đen sì bỗng dưng tìm đến ở tại nhà dân ở xã Tông Lạnh, Thuận Châu, Sơn La. Hoảng hốt trước sự viếng thăm lạ lùng này, gia chủ đã lập miếu cho rắn ở và ngày ngày chăm bẵm, phụng thờ hết sức tôn nghiêm, thành kính.
Được biết, cách đây vài năm, vợ chồng ông chuyển về khu đất ven suối Muội để làm ăn, buôn bán. Năm 2011, ông quyết định mở nhà hàng ăn uống trên nền đất mà mình khai phá. Trong lúc hạ thổ, mọi người vô tình phát hiện được con rắn chúa với cân nặng khoảng hơn 4kg. Ông đã quyết định thả nó vào rừng.
Sau 1 năm, đúng ngày khai trương nhà hàng, con rắn chúa này lại xuất hiện trong nhà của ông Hùng.
Phát hiện ra rằng con rắn này chính là con rắn năm xưa nên ông Hùng đã xây 1 cái đền ngay cạnh nhà cho rắn ở.
Tuy chỉ là 1 câu chuyện bình thường nhưng do quá nhiều người đồn thổi lên khiến gia đình ông Hùng thường xuyên đau đầu vì có quá nhiều người đến "xin lộc rắn".
4. Dùng sữa để tắm cho rắn
Ấn Độ là 1 trong những quốc gia xem rắn là vật linh thiêng. Với họ nhìn thấy rắn hổ mang chính là 1 điều may mắn và hạnh phúc. Chính vì thế, theo quan niệm của người dân Ấn Độ thì ai đánh đập hoặc đuổi rắn đi sẽ gặp đại hạn suốt đời.
Chính vì thế, những con rắn sẽ được chăm sóc hết sức cẩn thận nhất là trong dịp lễ hội rắn tại Ấn Độ. Những người dân ở đây thường mang sữa bò đổ lên người rắn và xem đây là hình thức tắm cho rắn. Sau đó họ sẽ dâng hoa và xếp hoa quả xung quanh những chú rắn hổ mang này.