Được Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ và Chính phủ cấp vốn, những nhà nghiên cứu và khí tượng học từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn đang cố gắng tìm hiểu về những cơn siêu bão Supercell (một hiện tượng bão hiếm gặp, với những đám mây xoay liên tục theo chiều thẳng đứng kèm theo mưa đá, gió lớn và sét) cùng với những cơn lốc xoáy.
Họ muốn tìm hiểu cấu trúc và sức mạnh thực sự của những cơn bão, mức độ ảnh hưởng của gió và cùng với mức độ tàn phá cơ sở vật chất. Đồng thời, những nhà nghiên cứu này muốn có cái nhìn kỹ hơn về sự hình thành và đường đi của các cơn bão.
Tại trung tâm nghiên cứu Khí tượng Thời tiết Cực đoan ở Boulder, Colorado, nhà khí tượng học Karen Kosiba đang vận chuyển thiết bị Doppler on Wheels (DOW), xe tải có gắn radar dùng để thu thập thông tin thời tiết trực tiếp từ các cơn bão, cho phép các nhà khoa học quét dữ liệu lốc xoáy và lập bản đồ 3D của gió và các mảnh vụn văng ra từ lốc xoáy.
Hunter Anderson, một sinh viên khí tượng học tại Đại học St. Cloud State và thực tập sinh tại Trung tâm nghiên cứu Khí tượng Thời tiết Cực đoan đang kiểm tra và chuẩn bị thiết bị đo bão trong một chiếc xe thám hiểm. Thiết bị đo bão là đĩa kim loại nặng với dụng cụ đo và bản đồ gió ở dưới đất.
Cựu chiến binh, thợ săn bão 40 tuổi, Tim Marshall, đang chụp ảnh một đám mây nhỏ được hình thành từ một cơn bão Supercell trong một nhiệm vụ nghiên cứu cơn lốc xoáy ở hạt Elbert, bang Colorado, ngày 8 tháng 5 năm 2017.
Ông đứng bên cạnh chiếc xe thám hiểm cùng với các dụng cụ đo lường thời tiết được gắn phía trước.
Một đám mây nhỏ đang phát triển từ một cơn giông giông siêu bão vào ngày 8 tháng 5. Supercells là loại giông bão hiếm và có thể tạo ra thời tiết vô cùng khắc nghiệt, bao gồm gió, mưa và lốc xoáy. Siêu bão chứa một luồng gió quay sâu và liên tục được gọi là mesocyclone (tiền thân của vòi rồng).
Di chuyển bằng xe khảo sát, nhà nghiên cứu Rachel Humphrey và Tim Marshall đang thảo luận về hướng đi của radar và bão khi họ đuổi theo cơn bão I-70 trong ngày 8 tháng 5 tại hạt County, bang Colorado.
Chiếc xe DOW đang quét một cơn giông bão siêu mạnh (Supercell) vào ngày 8 tháng 5, Hạt Elbert, Colorado.
Sét đánh xuống đất trong một cơn giông Supercell, ngày 9 tháng 5, ở Hạt Lamb, Texas. Đó là ngày thứ hai của nhóm tại “chiến trường” trong mùa lốc xoáy năm 2017 khi đang nghiên cứu cho dự án TWIRL.
Nhà khí tượng học nghiên cứu Karen Kosiba theo dõi cơn giông bão siêu cao trong chiếc xe DOW trong một nhiệm vụ nghiên cứu cơn lốc xoáy ở Portales, New Mexico.
Radar giám sát trên smartphone hỗ trợ Tim Marshall trong quá trình theo dõi sự hình thành của cơn bão.
Paul Botten, người mang nhiệt huyết của những lần săn bão của mình tại Anh tới Hoa Kỳ, đang mặc chiếc áo phông thể hiện sự khắc nghiệt của nghề này.
Nhà khí tượng học Josh Wurman, chủ tịch và là người sáng lập Trung tâm nghiên cứu Khí tượng thời tiết khắc nghiệt, trao đổi với các sinh viên khí tượng học từ Đại học Penn State.
Thực tập sinh Hunter Anderson chuẩn bị các thiết bị đô bão khi sấm sét dữ dội xuất hiện ở khu vực ở Paducah, Texas, ngày 10 tháng 5. Cơn bão không tạo ra cơn lốc xoáy, nhưng nhóm đã chuẩn bị để triển khai các thiết bị nếu lốc xoáy xuất hiện.
Một cơn giông siêu bão (Supercell) xảy ra vào ngày 8 tháng 5, ở Hạt Elbert bên ngoài Limon, Colorado.
Các dụng cụ đo tốc độ gió, hướng gió, áp suất và nhiệt độ được gắn trên một chiếc xe khảo sát trong cuộc săn bão Supercell ngày 9 tháng 5 tại hạt Lamb thuộc bang Texas.
Hunter Anderson hối hả trở lại chiếc xe thám sát lốc xoáy vì cơn giông bão siêu xảy ra vào ngày 10 tháng 5 tại Quanah, Texas.
Nhìn từ cửa sổ xe trinh sát, một cơn giông bão siêu bão (Supercell) ra vào ngày 10 tháng 5 ở Olustee, Oklahoma.
Chiếc xe DOW di chuyển trong cảnh tượng sấm sét vào ngày 10 tháng 10 tại Olustee, Oklahoma.
Một cơn giông Supercell xảy ra vào ngày 10 tháng 5 tại Paducah, Texas.