LTS: Mới đây, tờ Ohmy News (Hàn Quốc) đã có cuộc phỏng vấn với chuyên gia Yang Un Chul - chuyên gia Viện nghiên cứu Sejong (Hàn Quốc) về vấn đề Triều Tiên và thượng đỉnh Mỹ Triều.
Tòa soạn xin gửi tới Quý độc giả nội dung lược trích từ bài phỏng vấn này.
-----
PV: Việc Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un chọn Việt Nam làm nơi tổ chức thượng đỉnh có ý nghĩa tượng trưng gì?
Chuyên gia Yang Un Chul: Trước hết với Mỹ, Việt Nam là quốc gia có ý nghĩa rất lớn. Mỹ và Việt Nam từng trải qua một cuộc chiến tranh trong khoảng thời gian dài. Thế nhưng cuộc chiến tranh đó đã sớm kết thúc, hai bên nhanh chóng ký kết hiệp định hòa bình nhưng mãi về sau hai bên mới chính thức bình thường hóa quan hệ. Việt Nam là một quốc gia có tính biểu tượng lớn về chính sách cải cách, đổi mới- mở cửa.
Với Triều Tiên, Việt Nam cũng là tấm gương về cải cách mở cửa. Tuy thời gian đầu, chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam chưa thành công nhưng sau khi phát triển mối quan hệ với Mỹ thì chính sách đã được phát triển vượt bậc. Những điều mà Việt Nam đạt được có lẽ cũng chính là hình mẫu của Triều Tiên và Chủ tịch Kim Jong-un.
PV: Tại sao Triều Tiên quan tâm đến mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam?
Chuyên gia: Triều Tiên nói rằng họ muốn thực hiện chính sách phát triển kinh tế và duy trì chế độ chính trị như hiện tại. Đương nhiên đó là một tình huống tạo bước đột phá. Về phía Việt Nam thì sao? Chiến tranh, thống nhất, củng cố nhà nước, cải cách thành công, bao gồm phát triển quan hệ với Mỹ.
PV: Việt Nam đã cải cách quy mô lớn về tỷ trọng công nghiệp so với nông nghiệp. Ở Triều Tiên, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cuộc cải cách lần thứ nhất cũng đang gia tăng, đây có phải là một sự đổi mới?
Chuyên gia: Về điểm này, Việt Nam và Triều Tiên có sự khác nhau. Sự khác biệt to lớn nhất đó là Triều tiên có tỉ trọng công nghiệp nặng cao, trái ngược với Việt Nam. Trong đợt cải cách kinh tế lần một, Triều Tiên đã đạt được tỉ trọng công nghiệp cao và về nguyên tắc, sang thời kì thứ 2 họ sẽ phát triển về công nghiệp trọng tâm.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un từng tiết lộ, ông muốn Triều Tiên muốn phát triển kinh tế theo mô hình của Việt Nam. Ảnh: KCNA
Ở thời kì đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế lần 2, họ đã đạt được khá nhiều thành quả to lớn. Tuy nhiên, cho đến hiện tại kế hoạch đã quá cũ và điều này đang trở thành một gánh nặng lớn cho Bình Nhưỡng
Về mặt lý thuyết, vấn đề của Việt Nam là vấn đề phát triển kinh tế. Nhưng vấn đề với Triều Tiên là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Như chúng ta [Hàn Quốc] đã thực hiện tái cấu trúc trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, các tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính. Mọi thứ đều rất khó khăn. Và điều quan trọng là Triều Tiên có thể điều chỉnh cấu trúc của các doanh nghiệp đó không?
Vì tỉ trọng của công nghiệp [trong cuộc đổi mới lần 2] vốn dĩ đã rất cao và tỉ trọng đó vẫn đang là như vậy. Việc tái cơ cấu không phải là một điều dễ. Hơn nữa, Triều Tiên phải làm bây giờ là sắp đặt lại cơ cấu công nghiệp. Cơ cấu công nghiệp trên cả nước đang được sắp đặt một cách đồng đều. Đã đến lúc Triều Tiên cần phải tập trung và lựa chọn.
PV: [Tính từ năm 1986] Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1995 sau gần 10 năm thúc đẩy. Đến năm 2001 -15 năm sau đổi mới - Việt Nam đã có thể tiếp cận thị trường Mỹ. So với điều này thì có vẻ Triều Tiên muốn đẩy nhanh tốc độ hơn?
Chúng ta có thể nhận thấy được tốc độ của Triều Tiên. Nhưng ở đây cần có điều kiện cơ bản. Cho dù, Mỹ-Triều chưa bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, nếu có đại diện thương mại và sự trao đổi con người thì vẫn có thể phát triển kinh tế hiệu quả.
Thế nhưng Việt Nam đã gia nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới, đồng thời trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Do đó, quan trọng là Triều Tiên có thể làm được như Việt Nam đã làm hay không.
PV: Việt Nam thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Triều Tiên cũng đang kì vọng vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Triều Tiên nên học chiến lược gì từ mô hình của Việt Nam?
Chuyên gia: Điều mà Triều Tiên có thể học được ở Việt Nam là mạnh dạn cải thiện quan hệ với Mỹ trong bối cảnh khó khăn, dẫn tới những nguồn vốn đầu tư nước ngoài... Việc tái cấu trúc công nghiệp chỉ là công việc đi kèm.