Chuyên gia ung bướu: Có những khối ung thư đẻ ra con, cháu rồi tự biến mất

Ngọc Anh |

Ung thư cổ tử cung là bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở phụ nữ và đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đây là căn bệnh đang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Không tìm ra bệnh

Chị Trần Thị H. (sinh năm 1983, trú tại Hà Nội) bàng hoàng khi phát hiện bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.

Theo chị H từ trước tới nay chị không thấy có dấu hiệu bất thường nào của sức khỏe và đến tháng 9 vừa qua chị bị khó thở, ho ra máu. Chị vào điều trị tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai, nhưng bác sĩ không phát hiện ra bệnh gì.

Dù điều trị nhưng bệnh không tiến triển và đến khi chị H. ra nước ngoài và phải làm sinh thiết lần thứ 3 mới chẩn đoán đúng đó là ung thư cổ tử cung di căn phổi.

Chuyên gia ung bướu: Có những khối ung thư đẻ ra con, cháu rồi tự biến mất - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Khi biết bệnh, chị H rơi vàng trạng thái hoang mang lo sợ. Qua 4 tháng điều trị khối u tạm kiểm soát nhưng những mệt mỏi do hóa chất khiến bà mẹ này nhiều lần gục trước bệnh tật. Chị H kể mỗi lần truyền hóa chất là chị "sống không bằng chết" vì không hợp thuốc.

Giáo sư Mai Trọng Khoa – Nguyên Giám đốc Trung tâm ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết trường hợp của chị H. là hiếm và thực tế cũng có bệnh nhân không thể tìm ra bệnh ung thư ban đầu dù đã di căn rộng.

Theo giải thích của GS Khoa có những trường hợp bị ung thư chỉ phát triển ra di căn, có thấy hạch mà bác sĩ "mò" khắp nơi không thấy khối u chính, do đặc tính ung thư.

GS Khoa cho biết sau khi tế bào ung thư nguyên gốc sinh ra và di căn. Có trường hợp tế bào ung thư tự biến mất và chỉ còn các khối di căn là con nó, cháu nó. Đây là một thực tế và lúc này bác sĩ không thể tìm mò được khối u nguyên phát từ đâu.

Tình huống thứ hai là do giai đoạn rất là sớm tế bào ung thư di căn từ một chỗ ở những máy móc có độ phân giải cao tìm ra được nhưng gốc lại không tìm được.

Chuyên gia ung bướu: Có những khối ung thư đẻ ra con, cháu rồi tự biến mất - Ảnh 2.

Ung thư cổ tử cung

Còn yếu tố khách quan nữa đó là có một tổn thương khối u không có điều kiện sinh thiết như ở não, ở phổi mò khắp cơ thể nhưng không tìm được ung thư.

Phòng như nào

Ung thư cổ tử cung thực chất sàng lọc và phát hiện sớm được nếu phụ nữ hay bị viêm nhiễm vùng kín. 

BS. Ngô Trường Sơn - Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết ung thư cổ tử cung có thể được phòng ngừa và chẩn đoán sớm bằng cách kiểm tra, thăm khám thường xuyên để tìm ra các dấu hiệu tiền ung thư và điều trị kịp thời.

Ung thư cổ tử cung được ngăn chặn và kiểm soát khi hạn chế và giảm các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra. Như trì hoãn quan hệ tình dục lần đầu cho đến tuổi thành niên, giới hạn số lượng bạn tình. Tránh quan hệ tình dục với những người đã có nhiều bạn tình.

Tránh quan hệ tình dục với những người bị nhiễm u nhú cơ quan sinh dục hoặc có các triệu chứng khác, không hút ỏ thuốc.

Ngoài ra, việc tiêm vắc xin HPV (Human Papilloma Virus) giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung do vi rút HPV gây ra.

Sàng lọc được sử dụng để phát hiện sớm ung thư hoặc tổn thương bất thường có thể trở thành ung thư trước khi có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào.

Bệnh nhân có thể làm xét nghiệm HPV. Xét nghiệm này được thực hiện trên một mẫu tế bào được lấy ra từ cổ tử cung của người phụ nữ, mẫu tương tự được sử dụng cho xét nghiệm Pap. Mẫu này được kiểm tra các chủng HPV liên quan phổ biến nhất đến ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV có thể tự thực hiện hoặc kết hợp với xét nghiệm PAP.

Xét nghiệm PAP được kiểm tra phổ biến nhất cho những thay đổi đầu tiên trong các tế bào có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm PAP liên quan đến việc thu thập một mẫu tế bào từ cổ tử cung.

Ngoài ra, có thể kiểm tra bằng mắt với axit axetic (VIA). VIA là một xét nghiệm sàng lọc có thể được thực hiện với một vài công cụ và mắt thường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại