Nếu trẻ có 4 biểu hiện này, bố mẹ nên uốn nắn lại ngay cho con bởi nếu trẻ đã sau 6 tuổi thì rất khó sửa đổi.
1. Trẻ đặt điều kiện với bố mẹ
Ảnh minh họa.
"Nếu con làm xong bài tập, mẹ phải cho con tiền. Nếu con không xem ti vi, bố phải mua đồ ăn cho con...". Khi con cái mở miệng ra là đặt điều kiện với bố mẹ, bạn cần phải xem lại cách giáo dục của mình đối với trẻ.
Học hành là bổn phận và nhiệm vụ cả đời của trẻ.
Khi trẻ nhìn nhận việc học chỉ là "bàn đạp" để đạt được thỏa thuận điều kiện với bố mẹ, nghĩa là trẻ đang học cho bố mẹ chứ không phải học cho chính bản thân mình, vậy có thể tiên đoán tương lai của đứa trẻ rất mờ mịt, bởi trẻ có thể xem việc học như một trò đùa, chẳng hạn khi trẻ chán thì bỏ, hoặc dỗi bố mẹ thì cắt ngang việc học giữa chừng.
Việc bố mẹ hạn chế trẻ xem ti vi là muốn bảo vệ mắt của trẻ, nhưng trẻ liền đặt điều kiện với bố mẹ, nghĩa là trẻ không thể cảm nhận tình thương yêu của bố mẹ đối với mình.
Điều này chứng tỏ cách giáo dục của bố mẹ đã có một lỗ hổng, và bố mẹ đã gián tiếp tạo một thói quen xấu cho trẻ.
Nếu con có thói quen luôn đặt điều kiện với bố mẹ, muốn bố mẹ treo giải thưởng bằng vật chất, thì bạn nên uốn nắn con kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc về sau.
2. Trẻ đánh bố mẹ
Ảnh minh họa.
Những đứa trẻ thường xuyên đánh bố mẹ và sử dụng bạo lực với mọi người xung quanh được xem là hư hỏng. Chỉ cần một câu nói không vừa ý, trẻ liền sử dụng bạo lực hoặc chửi mắng bố mẹ, người lớn tuổi.
Thực tế, trẻ nhỏ có một giai đoạn thích đánh người xung quanh. Bởi trẻ còn nhỏ, thích và ghét rõ ràng, không làm chủ được cảm xúc, mọi cung bậc cảm xúc đều biểu hiện trên nét mặt.
Nếu trẻ có dấu hiệu đánh bố mẹ, mắng chửi người lớn tuổi. Bố mẹ cần uốn nắn kịp thời, nếu nhắm mắt làm ngơ nghĩa là bố mẹ đang tiếp tay biến trẻ thành một con người hung bạo đối với người xung quanh và trở thành mối đe dọa của xã hội.
Trẻ 3, 4 tuổi đánh bố mẹ, mọi người có thể xua tay và bảo đứa trẻ còn nhỏ và không hiểu chuyện.
Nhưng khi đứa trẻ trưởng thành và thói quen xấu vẫn không thay đổi, mọi người sẽ nhìn nhận đó là một đứa trẻ không được giáo dục. Khi đứa trẻ ra đời, nó sẽ bị xã hội phê phán và đồng thời họ sẽ đổ lỗi cho cách giáo dục của cha mẹ.
3. Ích kỷ
Ảnh minh họa.
"Nếu mua đồ ăn ngon, trẻ sẽ ăn một mình hay chia sẻ với bố mẹ?", đây chính là câu hỏi giúp các bậc cha mẹ tỉnh ngộ về cách giáo dục của mình với con cái.
Nhiều cha mẹ thường nhường trẻ ăn trước và nhường phần ngon cho trẻ. Khi trẻ ăn chán chê, bố mẹ mới ăn phần thừa, đây là cách giáo dục sai lầm của các bậc phụ huynh. Bố mẹ đã vô tình nuôi dạy một đứa trẻ ích kỷ ngay từ nhỏ.
Bởi khi trẻ ăn ngon, trẻ chỉ lo phần mình, không bao giờ nghĩ đến bố mẹ. Một đứa trẻ như vậy khi lớn lên, đừng mong nó sẽ nghĩ đến việc báo hiếu bố mẹ.
4. Trẻ quậy phá nơi công cộng
Nếu bạn từng chứng kiến cảnh đứa trẻ chạy nhảy khắp các toa tàu lửa, hú hét trên máy bay, trong rạp chiếu phim, bới móc thức ăn trên đĩa, tôi tin rằng không chỉ bạn mà những người xung quanh cũng cảm thấy khó chịu và bất lực thay cho bố mẹ của chúng.
Hãy nhớ, sau lưng mỗi đứa trẻ quậy phá đều có bóng dáng của những cha mẹ bất lực, cam chịu, nhẫn nhịn để con trẻ chà đạp giới hạn chịu đựng của mình.
Nhiều cha mẹ khi thấy con mình quậy phá nơi công cộng, họ không ngăn con, ngược lại còn tán thành và cổ vũ. Bởi họ nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, hiếu động là chuyện bình thường và đứa trẻ nào cũng vậy.
Ảnh minh họa.
Nếu cha mẹ nào có suy nghĩ tương tự, làm ơn hãy thức tỉnh để có cơ hội uốn nắn và dạy dỗ trẻ nên người.
Bố mẹ không nên đồng thuận với hành vi quậy phá của con nơi công cộng. Khi bố mẹ không thể dạy bảo trẻ nên người, khi trẻ bước ra xã hội, trẻ sẽ bị xã hội tẩy chay và ruồng bỏ.
Tôi tin rằng, không có bậc cha mẹ nào mong muốn con mình bị xã hội phê phán và chối bỏ.
Khi trẻ có những biểu hiện trên, bố mẹ nên xem lại cách giáo dục trong chính gia đình. Trẻ con là một tờ giấy trắng, gia đình, môi trường và nền tảng giáo dục tác động rất lớn đến trẻ.
Trẻ trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi cần được bố mẹ dạy dỗ đúng mực, không nên nuông chiều tránh làm hư trẻ.