Người Mỹ tỏ ra hào hứng
UMPK là viết tắt của "Module (mô-đun) điều chỉnh và lập kế hoạch thống nhất", nôm na là bộ kit biến bom không điều khiển của Nga thành bom "thông minh" hiện đang được thảo luận sôi nổi trên các kênh truyền thông chuyên ngành của Mỹ.
Nhìn chung người Mỹ là các chuyên gia về lĩnh vực này, họ biết cách học hỏi và đưa ra kết luận và đôi khi những kết luận này khá hữu ích. Và gần đây họ đã tiếp tục tỏ ra quá phấn khích khi nhìn thấy một "con quái vật" có tên FAB-1500-M54 với kit UMPK.
Nhìn chung trái bom này lớn hơn gấp 3 lần và có sức công phá mạnh hơn nhiều so với các loại bom liệng mà Nga từng sử dụng trước đây.
Đa phần người Mỹ sẽ không bao giờ được trải nghiệm sức mạnh của trái bom 1,5 tấn.
Tuy nhiên một số trong họ (ý tôi - Roman Skomorokhov - là các huấn luyện viên hoặc có thể là những lính đánh thuê đang tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhưng ở phía đối địch) sẽ có thể.
Việc "làm quen" như vậy vẫn chưa xảy ra thường xuyên và các chuyên gia Mỹ sẽ không nói thẳng về điều đó. Nhưng công việc của họ là nói về bom đạn và nói chung là họ đang khen ngợi nó.
Một bộ kit gần như tiêu chuẩn để chuyển đổi bom không điều khiển thành bom dẫn đường ( thậm chí không yêu cầu các điều kiện sản xuất đặc biệt và nhân sự được đào tạo) rõ ràng là một bước đi mạnh mẽ của Nga.
Thực tế là các mục tiêu chiến lược sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm khi FAB-1500 M54 được máy bay thả từ khoảng cách an toàn.
Nhưng thật tâm không vui?
Nga không phải là là nước đi đầu trên thế giới về nỗ lực tăng tầm bay của bom không điều khiển.
Công việc này mới chỉ bắt đầu không lâu nhưng kết quả rất đáng khích lệ, vì phạm vi bom bay khoảng 70 km có vẻ đã tạm đủ (khoảng 100 km sẽ đảm bảo an toàn hiệu quả nhất cho máy bay trước tên lửa phòng không của đối phương).
FAB-1500 cũng không phải là thứ quá đặc biệt.
Có thể kể tới những người anh em khác như "Spice-2000" nặng 2.000 pound chứa 429 kg chất nổ có tầm bắn hiệu quả từ 60 đến 100 km của Israel hay GBU-15 nặng 2.450 pound (1.111 kg) với đầu đạn nặng 900 kg (không rõ có bao nhiêu chất nổ) với bộ kit JDAM (bom tấn công trực diện phối hợp) có tầm bắn hiệu quả tới 30 km của Mỹ.
"Gương mặt đại diện" cho vũ khí chính xác của Không quân Hoa Kỳ (USAF) hiện nay chắc chắn là bom liệng GBU-39, thứ có thể hiệu quả trong khoảng cách 100 km - số liệu này có vẻ nguy hiểm vì được biết loại bom này rất chính xác.
Nhưng than ôi, trọng lượng của quả bom này chỉ có 130 kg, còn đầu đạn nổ mạnh nặng tới... 93 kg. Trước chúng, FAB-1500 M54 trông giống như một "người họ hàng xa" rất ấn tượng vì khối lượng 1.550 kg trong đó 675,5 kg là chất nổ.
Hiện có tin rằng các nhà phát triển đang nỗ lực để bổ sung động cơ phản lực và bộ kit UMPK mới cải thiện tính khí động học vào FAB-1500.
Độc giả có tin tuyên bố này này không? Theo tôi (Roman Skomorokhov), gần như chắc chắn những thứ này không phải là vấn đề với các nhà phát triển vì đây chính là những thứ mà họ đã nghiên cứu trong nhiều năm.
Những tuyên bố về việc tăng tầm bay của UMPK mới lên 100-150 km cũng sẽ cần phải được xác thực, nhưng tôi nghĩ điều này cũng khả thi - vì dù không có động cơ phản lực và thiết kế mới cải thiện tính khí động học, FAB-1500 M54 vẫn đã bay được 50-60 km.
Nhìn chung người Mỹ thiếu khá nhiều dữ liệu về FAB-1500 UMPK. Tầm bay, CEP (vòng tròn tản mát), hiệu ứng hủy diệt... Nói chung, có một số việc cần các sĩ quan tình báo đang thu thập dữ liệu cho Lầu Năm Góc cần phải làm.
Hiện tại, tất cả những gì họ có thể làm là thực hiện các tính toán dựa trên FAB-500 M62 với kit UMPK - dù điều này có vẻ không chính xác lắm.
Nhìn chung, bộ UMPK dành cho FAB-1500 đã xuất hiện trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt vào mùa xuân năm 2023.
Những quả bom này không chỉ có thể được mang phóng bởi cường kích Su-34 mà còn bởi các tiêm kích đa năng Su-35 và Su-30, điều có thể khiến đối phương khó hiểu hơn về các phương án sử dụng bom và nó rõ ràng là có lợi cho Nga.
Như đã lưu ý trước đây, Nga có một kho vũ khí chính xác phóng từ trên không nhưng chúng khá đắt tiền và việc biến bom thông thường thành vũ khí tầm xa (thậm chí chỉ cần dẫn đường cơ bản) là một cải tiến tiết kiệm.
Ngay cả khi khả năng dẫn đường hạn chế và độ chính xác tối thiểu, bom được trang bị UMPK vẫn mang lại những lợi thế quan trọng cho phi công Nga, đặc biệt là ở khu vực được phòng không Ukraine bao phủ.
Bản thân các quan chức Ukraine cũng đã công khai tuyên bố rằng những vũ khí này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng.
Và trong vài tháng qua, phía Ukraine đã có sự thay đổi đáng chú ý trong chiến thuật phòng không nhằm làm gián đoạn các hoạt động hàng không chiến thuật của Nga. Và điều đó cho thấy họ đặc biệt chú trọng đến việc ngăn chặn việc sử dụng bom liệng.
Cuối cùng, vậy loại vũ khí này có gì đặc biệt? Đó là về chi phí và hiệu quả.
Đây là thứ được sản xuất hàng loạt, có thể thả ngoài tầm phòng không đối phương và dần trở nên "chính xác" (mặc dù không bằng tên lửa hành trình nhưng vẫn vượt quá bom không thông thường).
Và tất cả đã đạt được thông qua các bộ kit rất rẻ tiền - khác hẳn cách các bộ kit JDAM được người Mỹ sản xuất.
Và nếu xét về trọng lượng giữa bom JDAM với bom UMPC thì than ôi, người Mỹ đã thua cuộc.
Và độc giả cũng nên lưu ý rằng ngoài FAB-1500, Nga còn có FAB-2000, FAB-3000 và FAB-5000... Hãy tưởng tượng về 1 trái bom chứa 2.206 kg thuốc nổ được phóng từ độ cao 8-10.000 mét về hướng mục tiêu.