Chuyên gia Nga phát hiện gì khi 'mổ xẻ' tên lửa ATACMS?

Kông Anh/VTC News |

Chuyên gia quân sự Nga cố gắng bắt bài vũ khí của Mỹ khi "mổ xẻ" thành phần của tên lửa ATACMS.

Các chuyên gia Nga gần đây thu giữ đầu đạn của tên lửa được Ukraine sử dụng để tấn công cơ sở hạ tầng dân sự ở Moskva. Đó chính là đạn chùm, một phần của tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất. Chúng có hình cầu màu xanh lá cây, kích thước bằng một quả bóng tennis, phần vỏ chứa các phần nhô ra dọc theo trục tròn.

"Đạn chùm M74 được sử dụng trong loại tên lửa tầm xa ATACMS có 275 đầu đạn. Hộp đạn của đầu đạn mở ra cách mặt đất khoảng 200m. Do các lông vũ nhô ra nên khi luồng khí vượt qua sẽ khiến chúng bắt đầu quay. Khi đạt được khoảng 2.000 vòng quay, các nút chặn ly tâm tách ra hai bên và động cơ bên trong quay. Mồi/bộ kích nổ được đặt đối diện với kim hỏa và đạn sẽ nổ khi va chạm với bề mặt", chuyên gia quân sự Nga nói với Sputnik .

Chuyên gia Nga phát hiện gì khi 'mổ xẻ' tên lửa ATACMS?- Ảnh 1.

Chuyên gia Nga đã phát hiện đạn chùm trong tên lửa ATACMS. (Ảnh: Sputnik)

Chuyên gia này giải thích thêm loại bom con này không thể di chuyển được vì nó có khả năng phát nổ bất cứ lúc nào, ngay cả khi nó không phát nổ ngay sau khi bắn.

"Người dân cần phải cẩn thận vì loại đạn chùm này được sơn màu xanh lá cây và rất khó nhìn thấy trong cỏ. Bất kỳ áp lực vật lý nào tác động lên cũng đều gây ra hậu quả thảm khốc", chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh.

Các mảnh đạn của ATACMS có thể phân tán trong bán kính 20 m, nhưng một số mảnh có thể xuyên qua cửa kim loại từ khoảng cách 50 m. Do đó, đạn chùm có trường phân mảnh nhỏ hơn và xác suất trúng đích thấp hơn, nhưng tính sát thương của các mảnh vỡ lại gây ra mối đe dọa rất lớn.

"Mỗi quả đạn rơi cách nhau 5 m, tạo sự công tổng lực cùng lúc" , chuyên gia quân sự Nga cho biết thêm.

Các chuyên gia Nga cũng xác định đầu đạn ban đầu được phát triển cho tên lửa chống hạm, nhưng sau được lắp trên tên lửa ATACMS họ đã phát hiện chúng có ba con quay hồi chuyển laser vòng và một ăng-ten GPS giúp hiệu chỉnh quỹ đạo đạn đạo.

Mỹ bắt đầu cung cấp tên lửa đạn đạo ATACMS cho Ukraine vào năm 2023. Tên lửa do Lockheed Martin sản xuất và có cỡ nòng 610 mm, dài 4 m và nặng 1,6 tấn.

Đầu tháng 4, Mỹ bí mật chuyển giao tên lửa chiến thuật ATACMS với tầm bắn 300km, giúp Ukraine tập kích hàng loạt mục tiêu sâu trong khu vực do Nga kiểm soát. Quân đội Ukraine cho rằng ATACMS là tên lửa độ chính xác cao dùng để tấn công các mục tiêu quân sự quan trọng của Nga như sân bay hoặc các cơ sở chỉ huy.

Giới chuyên gia quân sự Nga nhận định để ngăn chặn thiệt hại từ tên lửa ATACMS trong xung đột đang diến ra ở Ukraine, Nga cần tăng cường truy lùng, tiêu diệt tổ hợp pháo phản lực M142 HIMARS và tăng số lượng hệ thống phòng không.

Những tên lửa trong hệ thống ATACMS có thể đạt tốc độ Mach-3.0 (1029 m/s) và có tầm bắn vươn tới các khu vực phía nam bán đảo Crimea, thậm chí cả các khu vực trong nước Nga.

ATACMS lần đầu tiên được sử dụng trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc, có nhiều biến thể, bao gồm cả những biến thể triển khai bom chùm hoặc đầu đạn đơn, cho phép sử dụng chiến thuật đa dạng và hiệu quả. Theo các chuyên gia, việc Mỹ cung cấp ATACMS cho Ukraine sự thay đổi chính sách quan trọng của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong chính sách viện trợ quân sự cho Kiev.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi động thái này là "một sai lầm của Mỹ" . Đồng thời, ông Vladimir Putin tin rằng những vũ khí này sẽ tạo ra mối đe dọa bổ sung, mặc dù chúng không đủ lớn để thay đổi hoàn toàn tình hình ở tiền tuyến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại