Trở thành quốc gia phát triển và trang bị chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 thứ 2 trên thế giới, Trung Quốc đã đạt được không ít tiến bộ trong năm 2017.
Tại lễ duyệt binh năm 2017, J-20 lần đầu tiên tham gia phi đội bay biểu diễn trước côngchúng. Một tháng sau đó, không quân Trung Quốc xác nhận J-20 chính thức được đưa vào biên chế cho quân đội nước này, trở thành chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 thứ 3 trên thế giới "nhập ngũ".
Điều này đã khiến các chuyên gia quân sự phươngTây cho rằng, thực lực của không quân Trung Quốc đã vượt Nga, chỉ đứng sau khôngquân Mỹ.
Hiện nay, J-20 đang trang bị động cơ WS-10B chế tạo nội địa, loại bỏ sự phụ thuộc vào động cơAL-31FN của Nga. Sau khi chiến đấu cơ J-10 trang bị động cơ đẩy vector bay thử thành công, nên việc lắp đặt loại động cơ này cho J-20 cũng sẽ sớm được tiến hành.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chuyên gia đưa ra những ý kiến khác nhau về thực trạng hiện nay của J-20. Sau khi Su-57 trangbị động cơ Izdeliye-30 bay thửthành công, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, J-20 tuy đã được đưa vào phục vụtrong không quân Trung Quốc nhưng nó không phải là một "chiến đấu cơ thế hệ 5thực sự".
Theo giới chuyên gia Nga, dù J-20 được đưa vào sử dụng trước Su-57, khôngcó nghĩa là Trung Quốc hoàn toàn hơn Nga trong lĩnh vực chiến đấu cơ thế hệ 5.
Chuyên gia quân sựNga cho rằng, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 thuộc một loại vũ khí cógiá thành và tính năng cao. Hiện nay, quốc gia có thể nghiên cứu phát chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 chỉ có 2 nước Mỹ và Nga, chiến đấu cơ thế hệ 5 củaTrung Quốc chỉ là một "hàng mẫu".
Vì Trung Quốc cơ bản không thể nghiên cứu mộtloại động cơ đủ điều kiện chuyên dùng cho máy bay chiến đấu thế hệ 5, mà hiện nay cũng chỉ có Mỹ và Nga làm được.
Trang bị của J-20 hiện nay mang ý nghĩa biểu tượng hơn là thực tế. Ảnh: News Australia
Công nghệ động cơ trước đây củaTrung Quốc đều học từ Nga nhưng có vẻ như xuất hiện không ít vấn đề, khiếnTrung Quốc luôn phải nhập khẩu động cơ hàng không từ Nga cho máy bay chiến đấu J-10và J-11 nội địa. Hiện nay, động cơ WS-10B mà J-20 trang bị tính năng cũng chỉtương đương với động cơ 117S, lạc hậu xa so với động cơ F119 của Mỹ và Izdeliye-30 của Nga.
Tuy Trung Quốc đãnghiên cứu động cơ WS-15 cho J-20, nhưng theo các chuyên gia Nga, động cơ này vẫn có một khoảng cách phát triển tương đối dài, lực đẩyvà tính khả thi của nó vẫn tồn tại những vấn đề nhất định.
Chuyên gia Nga cho rằng, trang bị của J-20 hiện naymang ý nghĩa biểu tượng hơn là thực tế. Đối với không quân Trung Quốc, J-20 chỉ là "một món đồ chơi đắt tiền".
Khi chưa thể lắp đặt động cơ đủ điềukiện cuối cùng, J-20 sẽ còn phải tiếp tục được nâng cấp và cải tiến, điều này khiến cho chiphí và rủi ro nghiên cứu không ngừng tăng.
Vớisự lạc hậu trong lĩnh vực động cơ của Trung Quốc, không loại trừ trong tươnglai Bắc Kinh tiếp tục lại phải mua động cơ hiện đại của Nga để trang bị cho J-20.
Trung Quốc tuyên bố J-20 đã sẵn sàng tham chiến