Tôi rất ngạc nhiên vì có không ít bậc cha mẹ dành vô cùng ít thời gian để nghĩ và quyết định xem những ứng dụng mà con họ có thể tải xuống trên điện thoại hoặc máy tính bảng của chúng.
Là một nhà nghiên cứu giáo dục công nghệ, một trong những sai lầm lớn nhất mà tôi thấy các bậc cha mẹ mắc phải là để con mình cài đặt một ứng dụng đơn giản vì "tất cả những đứa trẻ khác đều đang làm điều đó".
Lựa chọn ứng dụng không phải là một cuộc thi phổ biến. Nhu cầu và sở thích của mỗi đứa trẻ là khác nhau và một ứng dụng phù hợp với một đứa trẻ chưa chắc đã có ý nghĩa hoặc lành mạnh đối với đứa trẻ khác.
Dưới đây là những điều mà các bậc cha mẹ thông minh thường hỏi trước khi tải ứng dụng xuống thiết bị của con họ:
1. Ứng dụng kết nối con tôi với ai?
Nếu ứng dụng cho phép con bạn giao tiếp với những người dùng khác, ngoài việc chơi trò chơi với nhau, vậy thì hãy cân nhắc xem những người đó là ai. Con bạn đã biết họ trực tiếp hay họ là người dùng ẩn danh? Việc giao tiếp diễn ra theo nhóm hay dưới hình thức 1-1.
Các ứng dụng cho phép tương tác với những người khác có thể là một cách tuyệt vời để khuyến khích trẻ giữ liên lạc với gia đình và bạn bè. Nhưng các ứng dụng cho phép trò chuyện với những người hoàn toàn xa lạ lại có thể mở ra cơ hội cho những hành vi bắt nạt.
Hãy luôn kiểm tra cài đặt và phần mô tả để đảm bảo con trẻ có thể dễ dàng báo cáo trong tình huống cảm thấy mình bị lạm dụng.
Sau khi quyết định rằng một ứng dụng nào đó là an toàn, bạn vẫn cần đặt ra các điều kiện với con và thảo luận về những gì được coi là không phù hợp để chia sẻ, chẳng hạn như thông tin cá nhân, ảnh và video mà bạn không muốn công chúng xem hoặc những nhận xét gây tổn thương.
2. Ứng dụng đó kiếm tiền như thế nào?
Rất ít ứng dụng thực sự miễn phí, ngay cả khi chúng được quảng cáo theo cách đó. Bạn có thể trả tiền cho các ứng dụng tốt, nhưng cha mẹ nên hiểu cách họ phải trả trước khi tải xuống.
Một số ứng dụng có gói đăng ký hàng tháng hoặc phí trả một lần đơn giản. Nhưng hãy chú ý đến những ứng dụng yêu cầu mua thêm trong ứng dụng để mở khóa các tính năng cơ bản. Những ứng dụng liên tục đòi thêm tiền có thể không phù hợp với trẻ nhỏ, nhóm đối tượng không ý thức được loại hình kinh doanh này.
Chiến lược kiếm tiền có vấn đề nhất đến từ các ứng dụng kiếm tiền đó chính là đăng những quảng cáo có thể không phù hợp với trẻ em.
Để ngăn con bạn tiêu xài hoang phí, hầu hết các điện thoại đều cho phép bạn thay đổi cài đặt và yêu cầu mật khẩu khi mua hàng.
3. Ứng dụng dạy con tôi điều gì?
Xác định cách ứng dụng thu hút con bạn. Nó cung cấp nội dung chất lượng cao hay nó sử dụng những chiêu trò rẻ tiền có thể dẫn đến những thói quen không lành mạnh? Ví dụ: một số ứng dụng có các hệ thống đặt lại điểm hoặc tiến trình nếu trẻ không sử dụng ứng dụng hàng ngày.
Hãy nhớ rằng không phải tất cả các ứng dụng trò chơi đều xấu. Pokemon Go yêu cầu toán học cơ bản và giới thiệu cho người chơi các địa danh gần đó. Minecraft có thể dạy cho trẻ em những nguyên tắc cơ bản về kỹ năng lập trình, làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề và cung cấp một môi trường nuôi dưỡng tư duy vượt trội. Đối với trẻ em từ 6 đến 10 tuổi, Busy Water khuyến khích các kỹ năng tư duy phản biện để sử dụng bánh xe, khối và mái chèo để giúp chú cá Archie tìm đường trở lại bể của mình.
4. Thông tin của con tôi có được bảo vệ không?
Nhiều ứng dụng yêu cầu tên hoặc tuổi của trẻ để cá nhân hóa hoặc xác minh rằng người dùng đủ tuổi. Tuy nhiên, hãy thận trọng với các ứng dụng yêu cầu quá nhiều thông tin, chẳng hạn như địa chỉ hoặc vị trí địa lý của chúng.
Có rất ít rủi ro khi cung cấp dữ liệu ẩn danh, vì những dữ liệu này thường được sử dụng để giúp các nhà phát triển cải thiện chức năng của ứng dụng. Nhưng thông tin đang được thu thập để nhắm mục tiêu quảng cáo đến trẻ em có thể được quan tâm nhiều hơn, vì nó có thể điều khiển quảng cáo để cho ra hiệu quả hơn.
Cửa hàng ứng dụng của Apple hiện bao gồm thông tin chi tiết về quyền riêng tư giúp bạn hiểu các phương pháp thu thập dữ liệu của từng ứng dụng. Google đã thông báo rằng Play Store của họ sẽ tuân thủ vào năm 2022. Trong thời gian chờ đợi, tôi khuyên bạn nên xem PrivacyGrade.org, trang này phân tích cài đặt quyền riêng tư của hơn 1 triệu ứng dụng dành cho thiết bị di động Android.
5. Ứng dụng có phù hợp với khả năng của con tôi không?
Bốn câu hỏi đầu tiên dẫn tới câu hỏi cuối cùng và quan trọng nhất này: Dựa trên những gì tôi biết về con mình, ứng dụng liệu có phù hợp không?
Cân nhắc độ tuổi, mức độ trưởng thành và khả năng tự điều chỉnh của con bạn. Ứng dụng cũng phải phù hợp với sở thích và thiên hướng của chúng. Trải nghiệm trước đây với các ứng dụng tương tự cũng có thể là thang tham khảo khi dùng một ứng dụng mới.
Chẳng hạn như con gái tôi đã cho thấy rằng nó có thể sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm, trong khi con trai tôi vẫn chưa thể hiện được mức độ trưởng thành đó. Mặt khác, con trai tôi thích sáng tạo âm nhạc và rất thích sử dụng các ứng dụng hỗ trợ cho hoạt động này, trong khi con gái tôi không thấy chúng thú vị chút nào.
Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu cha mẹ đề xuất các ứng dụng mới để giúp các con khám phá các chủ đề và hoạt động kỹ thuật số khác mà chúng có thể không tự tìm thấy.
Tác giả của bài viết là Richard Culatta, tác giả của cuốn sách "Digital for Good: Raising Kids to Thrive in an Online World" và là Giám đốc điều hành của Hiệp hội Quốc tế về Công nghệ trong Giáo dục (ISTE), một tổ chức phi lợi nhuận phục vụ các nhà lãnh đạo giáo dục ở 127 quốc gia. Trước khi làm việc cho ISTE, Richard từng được cựu Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm làm lãnh đạo Văn phòng Công nghệ Giáo dục của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ.