Chuyên gia được mời đến văn phòng, ông chui xuống hầm nước và phát hiện sinh vật đáng sợ

Hoa Hướng Dương |

Đây là sinh vật cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra những ca tử vong mà nạn nhân không thể biết thời điểm mình bị cắn.

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Tại văn phòng BJD thuộc Bhubaneswar, bang Odisha Ấn Độ, một chuyên gia đã được mời đến để xử lý một sinh vật cực kỳ nguy hiểm bên dưới một hầm chứa nước. Hầm sâu khiến chuyên gia phải sử dụng một chiếc thang để đi xuống.

Thì ra bên dưới chiếc hầm này có một con rắn cạp nia thông thường (Tên khoa học: Bungarus caeruleus). Đây là loài rắn cực độc và nguy hiểm (một trong bốn thành viên của nhóm rắn Tứ đại nọc độc gây chết người nhiều nhất ở Ấn Độ).

Cạp nia thông thường là loài rắn hoạt động về đêm, nọc độc của chúng có thể gây tử vong chỉ sau 4 đến 8 tiếng. Nguy hiểm hơn, vào mùa mưa chúng thường ra khỏi hang và đi vào nhà dân và có thể gây ra những cuộc tấn công khi nạn nhân đang ngủ.

Nạn nhân sẽ không thể biết được đó là do cạp nia cắn vì vết cắn chỉ đau như kiến hay muỗi cắn. Chỉ đến khi nọc độc phát tác thì nạn nhân mới biết mình bị rắn cắn. Tỷ lệ chết nếu không được chữa trị lên đến 70 - 80%. Ở Bangladesh, loài rắn này gây ra 50% các ca rắn cắn.

Xem video:

Chuyên gia giải cứu loài rắn cực độc dưới hầm nước

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại