Ảnh: Cắt từ video trong bài
Một chuyên gia đã được dân làng mời đến khi phát hiện những sinh vật cực kỳ nguy hiểm bên dưới một giếng nước bỏ hoang đã cạn nước. Lo ngại những sinh vật này sẽ lên mặt đất và gây nguy hiểm cho người dân nên chuyên gia đã mạo hiểm chui xuống bên dưới.
Khi xuống đáy giếng thì vị chuyên gia đã phát hiện rất nhiều con rắn đang nằm bên dưới, trong đó có những loài rắn cực độc thuộc nhóm 'Tứ đại nọc độc' như rắn cạp nia Ấn Độ (Tên khoa học Bungarus caeruleus) - một trong những loài rắn gây chết người nhiều nhất Ấn Độ.
Xem video:
Chuyên gia chui xuống giếng sâu, toàn sinh vật cực độc!
Rắn cạp nia Ấn Độ là loài rắn hoạt động về đêm sống chủ yếu ở Ấn Độ và Đông Nam Á, đặc điểm nhận dạng loài rắn này là lớp vảy trơn và bóng được sắp xếp thành các khoang đậm màu đen trắng xen kẽ, tỉ lệ tử vong khi bị loài rắn này cắn lên đến 75%!
Ngoài ra còn có những con rắn hiền lành khác như rắn chuột Ấn Độ hay còn gọi là rắn ráo trâu (Tên khoa học: Ptyas mucosa) hay rắn khiếm (Tên khoa học là Oligodon) - có nọc độc nhưng không gây nguy hiểm cho con người.