Dưới đây là bài chia sẻ của Grant Cardone, Giám đốc điều hành của Cardone Capital , tác giả cuốn sách bán chạy nhất "Quy tắc 10X" và là người sáng lập Phong trào 10X và Hội nghị Tăng trưởng 10X. Ông đã sở hữu và điều hành 7 công ty tư nhân cùng với danh mục đầu tư trị giá 5 tỷ USD bao gồm các dự án đa gia đình:
1. Vấn đề chất lượng nhà ở
Giống như con người có tiền sử bệnh, công trình xây dựng đã cũ cũng như vậy. Bạn nên tìm hiểu kỹ tiền sử bệnh lý ngôi nhà mà mình sắp mua.
Trên thực tế, những ngôi nhà cũ có thể đã được sửa sang và trang hoàng lại để che đi những khiếm khuyết do chủ cũ để lại. Theo đó, 3 bệnh lý thường gặp ở nhà cũ mua lại là thấm dột, hệ thống điện nước và nứt nẻ.
Vì vậy, bạn cần sự cẩn trọng trong việc quan sát và hiểu biết nhất định về kết cấu xây dựng. Nếu cảm thấy không chắc chắn, hãy nhờ những chuyên gia có kiến thức chuyên môn kiểm tra và rà soát lại hoàn toàn.
2. Chi phí ăn mòn lợi nhuận
Giả sử bạn đã mua một ngôi nhà với giá 100.000 USD và đặt cọc 5.000 USD. Rồi 10 năm sau, bạn bán căn nhà với giá 200.000 USD.
Nhưng điều bạn không nhận ra rằng: Bạn đã biến 5.000 USD thành 100.000 USD, sau khi bạn trả tiền thế chấp. Và bạn lại quên tính toán chi phí phát sinh để sở hữu căn nhà đó:
- 10 năm lãi suất 6% mỗi năm: 60.000 USD
- 10 năm thuế bất động sản ở mức 2% mỗi năm: 20.000 USD
- Phí bất động sản 6%: 6.000 USd
=> Tổng chi phí trước khi bảo trì: 86,000 USD.
Điều đó khiến bạn có được khoản lãi ròng là 14.000 USD trong số 100.000 USD đó. Trong 10 năm, khoản đầu tư của bạn mang lại lợi nhuận 1,4% mỗi năm và thậm chí còn chưa bao gồm chi phí sửa sang, hệ thống ống nước, sơn và các phí bảo trì khác.
Một nguyên tắc chung tốt cần ghi nhớ là bạn sẽ chi khoảng 1% giá mua nhà cho việc bảo trì mỗi năm, nhưng những khoản phí đó có thể đắt hơn trong thời kỳ lạm phát cao.
Lời khuyên: Đừng mua nhà với hy vọng kiếm được lợi nhuận thực sự. Thay vào đó, chỉ mua khi bạn có đủ thu nhập, dù là thụ động hay chủ động, để trang trải chi phí thế chấp, thuế tài sản và bảo trì.
3. Khó đổi chủ
Nhà cũ thường nằm sâu trong các ngõ hẻm nên người mua phải bỏ nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm cơ hội mua được nhà cũ ở vị trí tốt, giá rẻ và giàu tiềm năng bán lại, cho thuê sau khi tân trang.
4. Dễ xảy ra các vấn đề về điều kiện sống xung quanh
Người mua nên xem xét kỹ vấn đề an ninh, tới khảo sát khu vực xung quanh nhiều lần trong ngày để biết được chính xác tình hình môi trường sống xung quanh, có bị kẹt xe, ngập khi mưa lớn, an ninh có đảm bảo,...
5. Phong thủy ngôi nhà
Theo quan niệm của dân gian, nên tránh ngôi nhà nằm ở cuối đường vào là ngõ cụt hay hình dạng đất mà đuôi nhà nhỏ hơn đầu thì căn nhà còn không tốt về mặt phong thủy nữa. Hình dáng đẹp nhất của khu đất là hình vuông, hình chữ nhật. Đằng sau rộng và cao hơn đằng trước là điều tốt lành.
Trong trường hợp ngôi nhà được bán lại từ một người mới ly hôn, vỡ nợ hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, chủ cũ vướng vòng lao lý, tù tội… thì cần cân nhắc, xem xét kỹ trước khi mua.