Biến chứng nguy hiểm của chứng vẹo cột sống do thói quen
Hiện nay, cứ 100 trẻ thì có 3 – 4 trẻ vẹo cột sống ở các mức độ khác nhau, các số liệu nghiên cứu 3 – 4 % trẻ em dưới 18 tuổi có biểu hiện vẹo.
Đặc biệt, chủ yếu là trẻ bị cong vẹo không có căn nguyên do thói quen hoạt động, dinh dưỡng, ngồi học hàng ngày ở trẻ.
BS Khánh cho biết năm nào cũng vậy, vào mùa hè các cháu được nghỉ hè nên số cháu đến mổ cột sống tăng lên. Trung bình một mùa hè khoa phẫu thuật cột sống mổ cho các cháu lượng lớn, mỗi năm có 60 cháu mổ vẹo cột sống.
Cong vẹo cột sống chủ yếu do thói quen ngồi sai tư thế
Nói về nguyên nhân của cong vẹo cột sống, bác sĩ Khánh cho biết chủ yếu do trẻ ngồi sai tư thế.
Hiện nay, vẹo cột sống chia làm hai nhóm:
Thứ nhất là nhóm tìm được nguyên đó là các cháu bị dị tật đốt sống, có đột sống chỉ có 1 nửa, khuyết 1 bên cột sống nghiêng sang bên đó, bệnh viêm não gần tiếp giáp với cổ làm rối loạn quá trình phát triển của các cháu
Nhóm thứ hai chiếm hơn 60% là các cháu vẹo cột sống không có nguyên nhân nhưng có thể do thói quen như ngồi học, bê việc nặng lớn, lười vận động, còi xương. Nhất là các cháu ngồi sai tư thế vì trẻ cột sống dễ tổn thương theo thói quen sinh hoạt.
Bệnh vẹo cột sống có biến chứng khủng khiếp bởi bình thường mắt nhìn không thấy biểu hiện của cháu nhưng lớn lên các cháu hay bị đau xương khớp đến tuổi trung niên và già càng đau cột sống hơn.
Ngoài ra, trẻ bị vẹo cột sống thì các hoạt động vận động xương cốt hàng ngày bị hạn chế hơn. Vẹo lồng ngực của cháu bị biến đổi dung lượng hô hấp phổi bị hạn chế, ảnh hưởng hô hấp tuần hoàn điều này khiến tuổi thọ giảm 1-2 năm so với người bình thường.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh - Bệnh viện Việt Đức
Ngoài ra, về mặt thẩm mỹ rất quan trọng, đặc biệt vẹo cột sống chủ yếu trẻ nữ nên khi vẹo các cháu không tự tin trong cuộc sống. Chính vì thế, bác sĩ Khánh cho biết nên phát hiện sớm vẹo cột sống để điều trị cho trẻ.
3 dấu hiệu trẻ vẹo cột sống
Bác sĩ Khánh cho biết dấu hiệu nhận biết trẻ cong vẹo cột sống hầu hết đều được phụ huynh phát hiện ra.
Những trường hợp bố mẹ nhìn thấy khi trẻ tắm cởi áo thấy cột sống cong hơn bình thường, khi các cháu ngồi học thấy cong cong.
Ngoài ra, có các dấu hiệu gợi ý thứ nhất bên vai cao, bên vai thấp lúc ấy, phụ huynh nghi ngờ bị vẹo cột sống chỉ cần bảo các cháu bỏ quần áo, đứng thẳng dọc thân sẽ nhìn thấy một vai thấp hơn.
Lúc ấy, eo sẽ tạo ra khoảng trống bên rộng bên hẹp, trục cột sống cong. Một bên vai nhô lên. Phụ huynh có thể cho cháu cúi lưng cho hai tay ra trước xương sườn bên vẹo co lên so với bên không vẹo.
Bác sĩ Khánh nhấn mạnh khi có các dấu hiệu nghi ngờ nên đưa các cháu đến trung tâm chuyên về cột sống để làm các chẩn đoán xác định lại xem các cháu có bị vẹo không.
Để phát hiện vẹo cột sống hay không bác sĩ chỉ đình chụp phim chụp Xquang rất đơn giản, nhanh chóng.
Việc điều trị cong vẹo cột sống cũng tuỳ thuộc vào độ cong. Bác sĩ Khánh cho biết khi điều trị người ta điều chỉnh góc cong của cột sống. Tuỳ vào mức độ quyết định điều trị phương án nào cho phù hợp. Ví dụ với độ vẹo dưới 20 độ, các bác sĩ tư vấn các cháu tập ngồi, bơi, thả lỏng xà đơn, phục hồi chức năng.
Với độ cong vẹo 20 – 40 độ đo áo măc còn trên 40 độ nếu gia đình có nguyện vọng và theo dõi độ vẹo sau 3 – 6 tháng tăng nhanh thì phải mổ để chỉnh cột sống cho cháu để có giải pháp điều trị tốt nhất.
Dự phòng trẻ em vẹo cột sống ở trẻ em
Bác sĩ Khánh cho biết điều quan trọng nhất là dinh dưỡng tốt để có hệ thống cơ xương khớp tốt nếu không cơ xương khớp kém. Tập cho các cháu vận động thể dục thể thao.
Hệ thống cơ xương khớp chắc khoẻ hạn chế quá trình lỏng lẻo cột sống. Tập cho cháu thói quen đúng tư thế.
Nguyên tắc sách vở khoảng 20 - 25 cm. Có ghế vuông góc, kéo bàn học gần tý vì khi vẹo ngồi quá cong, nghiêng, trong góc học tập để đủ ánh sáng vì thiếu các cháu hướng tư thế ngồi sang nhiều ánh sáng và cột sống vẹo theo.