Theo Oddycentral, Trung Quốc mới đây tạo ra một viên kiêm cương nặng 3 carat từ các nguyên tố carbon có nguồn gốc từ một loài hoa. Đó là hoa mẫu đơn đỏ. Đây được coi là viên kim cương đầu tiên trên thế giới được chế tạo theo cách này. Viên kim cương này được các nhà khoa học Trung Quốc chế tạo tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Viên kim cương này được được một công ty chuyên về kim cương nhân tạo Luoyang Time Promise tặng lại cho Vườn mẫu đơn quốc gia Lạc Dương.
Cuối tháng trước, vườn mẫu đơn của Lạc Dương đã đồng ý cung cấp những bông hoa mẫu đơn cho công ty kim cương này để tạo ra viên kim cương độc nhất vô nhị. Trong số đó, có một bông mẫu đơn của cây gần 50 năm tuổi.
Ông Wang Jing, Giám đốc điều hành của Công ty Luoyang Time Promise, cho biết: "Viên kim cương trị giá 300.000 NDT (tương đương với hơn 1 tỷ đồng). Nó được làm từ hoa mẫu đơn bằng công nghệ chiết xuất carbon sinh học của chúng tôi, chịu nhiệt độ, áp suất cao và sau đó được nuôi trồng".
Trên thực tế, công nghệ được sử dụng để chế tạo những nguyên tố carbon có nguồn gốc từ hoa mẫu đơn thành kim cương là khá phức tạp. Nhưng công ty ở Lạc Dương tiết lộ, những nguyên tố carbon này từ nhiều nguồn khác nhau (bao gồm tóc, xương và thậm chí cả hoa). Chúng được chiết xuất trong một thiết bị được thiết kế đặc biệt nhằm phá vỡ những liên kết hóa học giữa các nguyên tử carbon. Cuối cùng, những yếu tố này được kết hợp lại với nhau thành cấu trúc kim vương và viên kim cương đặc biệt thực sự được hình thành.
Vì sao kim cương đắt đỏ?
Theo của Allied Market Research, thị trường kim cương trên toàn cầu được định giá là 100,4 tỷ USD vào năm 2022 và sẽ tăng lên tới 155,5 tỷ USD vào năm 2032. Đặc biệt, dự báo này còn chỉ ra tốc độ tăng trường kéo hàng năm từ năm 2023 – 2032 là 4,5%.
Trên thực tế, Nga được coi là nhà sản xuất kim cương thô lớn nhất trên thế giới, với gần 42 triệu carat được khai thác vào năm 2022. Sau Nga, Botswana và Canada lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ 3 trên thế giới, với 24,8 triệu carat và 16,2 carat.
Kim cương được khai thác thô hàng chục triệu tấn/năm, nhưng giá trị của nó vẫn luôn ở mức cao ngất ngưởng. Theo De Beers, hãng kim cương lớn nhất thế giới, kim cương từng được người Nam Phi dùng làm tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng từ hàng trăm năm trước. Nguyên nhân là Nam Phi là nơi có trữ lượng kim cương hàng đầu trên thế giới.
Tuy nhiên, việc phân bổ không đồng đều hoặc khan hiếm về mặt vật lý không phải là nguyên nhân chính khiến kim cương trở nên đắt đỏ. Thay vào đó, theo các chuyên gia, vì chi phí khai thác đắt đỏ, ảnh hưởng của sự độc quyền và các vấn đề có liên quan đến tính hợp pháp mới là những nguyên nhân khiến kim cương có giá cáo ngất ngưởng.
Nhưng thực tế không phải viên kim cương nào cũng có giá đắt đỏ. Bởi giá trị của kim cương được định nghĩa theo 4 chữ C, bao gồm: trọng lượng (carat), độ tinh khiết (clarity), màu sắc (colour) và độ sáng (cut – số lượng, cách thức cắt mặt kim cương). Đây cũng là lý do khiến những viên kim cương dùng làm trang sức lại có giá cao hơn so với các loại dùng trong ngành công nghiệp khác.
Cụ thể, để tìm được một mỏ kim cương với trữ lượng đủ để khai thác công nghiệp thì có thể tốn tới hàng thập kỷ cùng với sự tham gia của vài trăm người. Hơn nữa, để khai thác được một carat kim cương (tương đương 0,2 gram), theo các chuyên gia, khối lượng đất đá phải đào và sàng lọc trung bình lên tới 1,3 triệu tấn.
Bài viết tham khảo nguồn: Oddycentral, De Beers, Allied Market Research