Không phải ngẫu nhiên mà National Geographic bình chọn đây là bức ảnh đẹp nhất năm 1987.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc bác sĩ Zbigniew Religa đang căng thẳng theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân sau ca ghép tim kéo dài 23 giờ đồng hồ do chính ông thực hiện.
Ở góc dưới bên phải bức ảnh, một trong những đồng nghiệp hỗ trợ ông trong ca phẫu thuật đã ngủ gục vì mệt mỏi.
Bác sĩ Zbigniew Religa theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân sau ca ghép tim kéo dài 23 giờ đồng hồ - Ảnh: National Geographic.
Bác sĩ Religa là người tiên phong về ghép tim ở Ba Lan. Dù việc phẫu thuật ghép tim được đánh giá là bất khả thi vào thời điểm đó nhưng ông vẫn quyết nắm lấy cơ hội và ca phẫu thuật đã hoàn toàn thành công.
Ngày nay, mặc dù tim của bác sĩ Religa đã ngừng đập, song trái tim của một trong những bệnh nhân của ông vẫn tiếp tục sống trong lồng ngực.
Zbigniew Religa thực hiện ca ghép tim thành công đầu tiên ở Ba Lan vào tháng 6/1985. Ông là bác sĩ phẫu thuật đầu tiên ghép van tim nhân tạo làm từ vật liệu lấy từ người chết.
Không chỉ là một bác sĩ phẫu thuật với các thành tích y khoa nổi tiếng ở Ba Lan, Religa còn có sự nghiệp chính trị rất thành công. Năm 1993, ông trở thành thành viên của Thượng viện Ba Lan và tái đắc cử vào năm 2001.
Ông cũng là ứng viên sáng giá trong cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan năm 2005. Dù rút lui khỏi cuộc đua tổng thống với vỏn vẹn 6% số phiếu nhưng ông vẫn được người dân rất mực yêu mến và tôn trọng.
Năm 1987, đề xuất về quy trình ghép tim được "bật đèn xanh" và Religa đã không lãng phí một giây phút nào.
Cuộc phẫu thuật diễn ra cực kỳ khắt khe, kéo dài 23 tiếng. Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc vào cuối ca phẫu thuật cân não, Religa ngồi theo dõi dấu hiệu sự sống của bệnh nhân.
Nhìn bức ảnh, người xem dường như cảm nhận được sự căng thẳng nơi vị bác sĩ già tận tâm, sự mệt mỏi ở nữ y tá ngủ gục nơi góc phòng, mớ dây rợ thiết bị ngổn ngang, máu vương vãi trên sàn, tất cả đều như biết nói.
Sau khi kết thúc ca phẫu thuật mang tính lịch sử ấy, bác sĩ Religa không nghỉ ngơi mà ngồi im lặng bên cạnh giường bệnh nhân để chờ đợi dấu hiệu của sự sống.
Trong khi đó, ở một góc phòng, nữ y tá phụ giúp ca phẫu thuật dường như đã kiệt sức, nằm ngủ ngay trên sàn giữa nhưng trang thiết bị y tế ngổn ngang.
Tất cả khoảnh khắc, cảm xúc của những y bác sĩ đã được nhiếp ảnh gia James Stanfield ghi trọn.
25 năm sau ca phẫu thuật ghép tim chấn động, bệnh nhân Tadeusz Zitkevits nhìn lại bức ảnh với vị bác sĩ ân nhân của mình - Ảnh: National Geographic.
Khi nhiếp ảnh gia James Stansfield chụp bức ảnh này, ông không đơn thuần chỉ kể một câu chuyện y khoa mà dường như bằng cách nào đó, ông đã thay đổi cả thế giới.
Ông đã vén màn một khía cạnh khác của y học hiện đại, ông cho thấy rằng con người hoàn toàn có thể biến cái không thể thành có thể.
Việc đó có thể khó khăn, ngốn thời gian và công sức, nhưng nó có thể giúp một người được ghép tim và khỏe mạnh trở lại.
Việc bệnh nhân của Religa - ông Tadeusz Zitkevits, sống lâu hơn vị bác sĩ của mình chính là minh chứng không thể chối cãi cho sự thành công của ca phẫu thuật.
Một câu chuyện phía sau mà nhiều người vẫn chưa hề biết tới, đó là về những khó khăn mà vị bác sĩ lừng danh này đã phải trải qua.
Ở thời điểm quyết định phẫu thuật ghép tim, ông đã bị nhiều người phản đối vì không ai có sự tin tưởng vào hành động liều lĩnh này của ông Religa và không tin rằng con người có thể làm được điều kỳ diệu đến vậy.
Dù không có nguồn hỗ trợ tài chính hay nguồn lực nào nhưng bác sĩ Religa và các cộng sự của ông đã tự gây quỹ riêng.
Họ đã vượt qua nhiều trở ngại và làm nên dấu ấn không ai có thể quên. Bác sĩ Religa đã cho thấy một khía cạnh khác của y học hiện đại và chứng minh rằng không gì là không thể.
Ngày nay, cấy ghép tim là phương pháp cứu sống nhiều người. Dù không thể coi phương pháp này là cách chữa bệnh tim hay bệnh mạch vành nhưng ghép tim thường đem lại tỷ lệ sống sót cao cho bệnh nhân.
Nhờ các bác sĩ tài năng và tận tâm như Zbigniew Religa mà việc ghép tim mới trở thành hiện thực như ngày nay, và cũng nhờ những nhiếp ảnh gia như James Stansfield mà chúng ta mới hiểu và thêm ngưỡng mộ công việc cao quý của các "từ mẫu".
(Nguồn: zmescience)