Thục phi Văn Tú (sinh ngày 20/12/1909 - mất ngày 17/9/1953) tên đầy đủ là Ngạch Nhĩ Đức Đặc Văn Tú, trong một gia đình Mãn Châu tại Bắc Kinh. Ban đầu, gia tộc của bà là một gia tộc hùng mạnh, nhưng qua vài thế hệ đã dần lụn bại và không còn nhiều của cải, tài sản. Mặc dù vậy, mẹ của bà vẫn tạo điều kiện cho con cái có một nền giáo dục tốt nhất. Mặc dù là phận nữ nhi trong thời kì phong kiến, Văn Tú vẫn học rất giỏi, tinh thông thơ ca và nhiều thứ khác.
Chân dung Thục phi Văn Tú - vợ vua Phổ Nghi
Cuộc đời Văn Tú bắt đầu thay đổi khi bước sang tuổi 12, vì bà trở thành một trong những ứng cử viên cho ngôi vị Hoàng hậu của triều đại nhà Thanh. Mặc dù không có ngoại hình xuất sắc, nhưng bà lại là người đầu tiên được vua Phổ Nghi lựa chọn nhờ tài hoa và tính cách điềm tĩnh. Tuy nhiên, các vị Thái phi đời trước không đồng ý. Cuối cùng, họ chọn Uyển Dung, người có xuất thân cao quý và nhan sắc xinh đẹp làm Hoàng hậu, còn Văn Tú được phong làm Thục phi.
Năm 1924, một cuộc đảo chính diễn ra khiến cho vua Phổ Nghi và những người trong hoàng tộc bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành. Rời khỏi cung điện, Phổ Nghi đưa Uyển Dung và Văn Tú đến sống tại một ngôi làng ở Thiên Tân. Cũng tại thời điểm này, phía Nhật Bản tìm đến và đưa ra đề nghị giúp đỡ Phổ Nghi khôi phục lại triều đại nhà Thanh. Ngoài mặt, họ tỏ ra muốn giúp giành lại ngai vàng, trên thực tế là muốn lợi dụng danh nghĩa của ông để chiếm quyền cai trị.
Sau khi Thục phi Văn Tú biết chuyện, bà thẳng thắn khuyên nhủ vua Phổ Nghi nhưng chỉ nhận lại những ánh mắt lạnh lùng, chán ghét của chồng. Cũng từ đó, mỗi lần ra ngoài hay tham gia các bữa tiệc, Phổ Nghi chỉ đưa Hoàng hậu Uyển Dung đi cùng. Ngay cả trong bữa ăn hàng ngày, ông cũng không ngồi ăn cùng bàn với Văn Tú.
Vì không được sủng ái, sự lạnh nhạt của Phổ Nghi, sự bất hòa với Uyển Dung, và cả những hành động coi thường từ các cung nữ khiến cuộc sống của Văn Tú ngày càng trở nên mệt mỏi. Cuối cùng, bà đã đưa ra một quyết định gây chấn động cả nước thời kì đó.
Là Hoàng phi của nhà Thanh, địa vị chỉ sau Hoàng hậu nhưng Văn Tú luôn phải chịu đựng sự lạnh nhạt từ chồng và những người khác
Tháng 5/1931, Văn Tú chính thức tuyên bố kiện vua Phổ Nghi ra tòa và yêu cầu li hôn. Phía Văn Tú đưa ra cáo buộc Phổ Nghi đã ngược đãi bà trong suốt thời gian chung sống, đồng thời yêu cầu 500.000 nhân dân tệ tiền cấp dưỡng hàng tháng. Đối với Phổ Nghi, tuyên bố này như một nỗi ô nhục đối với Hoàng gia. Tuy nhiên, không còn cách nào khác, ngày 22/10/1931, Phổ Nghi đành phải kí vào thỏa thuận li hôn với Văn Tú và đồng ý chu cấp cho bà 55.000 nhân dân tệ sinh hoạt phí.
Sau khi li hôn, bà định quay về sống với mẹ ruột, đoàn tụ với gia đình như một người tự do và tận hưởng hạnh phúc gia đình. Không may mẹ của Văn Tú qua đời, bà không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thuê một căn nhà ở Bắc Kinh để sinh sống. Phần lớn số tiền được Phổ Nghi chu cấp đều đã tiêu tốn cho vụ kiện tụng nên bà lâm vào cảnh túng quẫn.
Ngay sau kỳ nghỉ hè năm 1932, Văn Tú lấy sử dụng tên ngày bé là Phó Ngọc Phương để xin làm giáo viên dạy môn văn học và vẽ tại một ngôi trường tư thục ở Bắc Kinh. Tưởng yên bình chưa được bao lâu, có người phát hiện ra bà từng là phi tần của cựu hoàng Phổ Nghi. Sự việc ngay lập tức tạo nên sự chấn động trong trường học, nhiều tờ báo tìm đến khiến cuộc sống của Văn Tú bị đảo lộn, bà đành phải từ bỏ nghề dạy học yêu thích và chuyển nhà đi nơi khác sống.
Năm 1947, Văn Tú gặp Lưu Chấn Đông, một sĩ quan quân đội và tìm được hạnh phúc mới. Sau khi Bắc Bình (Bắc Kinh ngày nay) giải phóng, Lưu Chấn Đông bị cách chức và được giao công việc dọn dẹp, hai vợ chồng sống một cuộc sống bình thường bên nhau và không có con.
Ngày 18/9/1953, Văn Tú qua đời tại nhà do cơn nhồi máu cơ tim đột ngột ở tuổi 44. Khi đó, chỉ có Lưu Chấn Đông ở bên cạnh bà. Trước lúc lâm chung, bà mới nói sự thật với chồng rằng mình tên thật là Văn Tú, từng là hoàng phi của vị vua cuối cùng của nhà Thanh - Phổ Nghi.
Theo: Sohu