Những căn phòng như của Hwang nằm trong cái gọi là goshi-won, vốn từng được các sinh viên thuê để tránh xa với thế giới bên ngoài, phù hợp cho việc tập trung học hành. Tuy nhiên, bây giờ, chúng trở thành nhà của những thanh niên như Hwang, người tự nhận là "thìa bẩn" trong xã hội Hàn Quốc.
Khác với những chiếc "thìa vàng", ám chỉ con cái sinh ra trong những gia đình khá giả, thìa bẩn là những người sinh ra trong các gia đình có thu nhập thấp ở Hàn Quốc. Họ là những người bị sự bùng nổ của xã hội Hàn Quốc bỏ lại phía sau.
"Nếu tôi nỗ lực hết mình và có một công việc tốt, liệu tôi có thể mua được một ngồi nhà? Tôi có cơ hội nào để thu hẹp khoảng cách vốn đã quá lớn", Hwang nói trong căn phòng chật chội đầy quần áo của mình. Trăn trở của Hwang cũng chính là nỗi niềm của nhiều thanh niên cùng cảnh ngộ.
Hwang và nhiều người khác đổ lỗi cho các chính sách của chính quyền Moon Jae In là nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ trong xã hội Hàn Quốc. Chênh lệch thu nhập khiến con nhà nghèo như Hwang ngày càng khó có cơ hội đuổi kịp.
Trong một cuộc thăm dò hồi tháng 9 với 3.289 nhà tuyển dụng tham gia, ¾ số người được hỏi cho biết lý lịch của cha mẹ chính là chìa khóa cho con em thành công. Chính sự thiên vị này thổi bùng lên làn sóng giận dữ của những người như Hwang.
Dẫu vậy, họ vẫn phải tiếp tục sống trong những căn hộ chật chội, tiếp tục săn những bữa cơm đạm bạc và tiếp tục tìm kiếm cơ hội dù họ không biết cơ hội của mình nằm ở đâu.
Sự phản kháng của giới trẻ cũng khiến tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Moon giảm mạnh. Theo Gallup Korea thăm dò, tỷ lệ ủng hộ của cử tri 19 đến 29 tuổi dành cho ông Moon đã giảm từ 90% vào tháng 6/2017 xuống còn 44% vào tháng 10/2019.
Bản thân ông Moon cũng đã thừa nhận thất bại với mục tiêu tạo ra một xã hội công bằng và bình đẳng hơi. Chính ông Moon cũng nhận thức rõ tỷ lệ ủng hộ sụt giảm mạnh từ nhóm cử tri trẻ chính là "bằng chứng" cho thấy sự thất vọng của họ.
Tuy nhiên, không có giải pháp nào được đưa ra cho những thanh niên như Hwang.