Vào các khung giờ cao điểm, nút giao thông Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt cứng.
Nơi đây được xem là điểm giao thông phức tạp do có mật độ phương tiện qua lại được coi là lớn nhất thành phố.
Để giải quyết rắc rối này, UBND TP Hà Nội đã trình Thủ tướng Chính phủ và được chấp thuận chủ trương gấp rút xây dựng cây cầu vượt bắc qua nút giao này.
Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 29/5/2016. Sau 7 tháng thi công, dự án hiện đã hoàn thành và chờ thông xe vào ngày 26/12.
Cầu sẽ được xây dựng bằng kết cấu thép theo hướng vành đai 1. Dự án đường vành đai 1 này được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư 383 tỷ đồng.
Sau nhiều lần thay đổi mức đầu tư, đến nay dự án tăng lên 1.139 tỷ đồng (gần 2 tỷ đồng/m).
Cầu vượt thép bắc qua đoạn đường này dài 232,4m, rộng 12m, gồm 4 nhịp áp dụng kỹ thuật khoan nhồi móng cọc, có tường chắn và đường dẫn 2 đầu cầu cùng một số công trình phụ trợ hiện đại.
Các phương tiện được phép lưu thông trên cầu với tốc độ tối đa 50km/h.
Cầu gồm 2 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp (xe buýt được phép lưu thông) và cấm người đi bộ, xe đạp, xe có chiều cao quá 3,5 m. Tổng mức đầu tư cho dự án này trên 166 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng gần 135 tỷ đồng.
Phát biểu tại Lễ khởi công, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung từng đánh giá.
"Cầu vượt khi được thông xe sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý tình trạng ùn tắc tại nút giao Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, kết nối với đường Vành đai 1, Đại Cồ Việt… tạo nên một trục giao thông đồng bộ, thông thoáng; giảm tối đa ùn tắc cho khu vực".
Nút giao thông Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái vốn được xem là "điểm đen" giao thông do thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc.
Vì thế, việc thi công và đưa vào sử dụng cây cầu vượt Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái được rất nhiều người dân trông đợi.
Công trình này có kết cấu cầu thép, trục hướng theo đường Vành đai 1.
Cây cầu này cho phép các phương tiện lưu thông với tốc độ 50km/ h.
Kết cấu cầu gồm 2 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp.
Tuy nhiên, khi đi vào sử dụng chính thức, người đi bộ và xe thô sơ sẽ không được phép đi lên cầu.
Ngoài kết cấu thép, các hạng mục phụ cũng được đầu tư hiện đại, đồng bộ.
Ví dụ như lan can, hệ thống thoát nước...
... cây xanh, bồn cây, thảm cỏ… để đảm bảo cảnh quan kiến trúc đô thị, chiếu sáng theo đúng quy chuẩn.
Hiện tại, công nhân đang gấp rút hoàn thiện các công đoạn cuối cùng.
Chủ yếu là các việc phụ như quét dọn, sơn lại lan can.
Trong năm 2016, cầu vượt Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái được xem là 1 trong 8 công trình giao thông cấp bách của TP.
Một khi được đi vào sử dụng, nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý tình trạng ùn tắc tại nút giao Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, kết nối với đường Vành đai 1, Đại Cồ Việt… tạo nên trục giao thông đồng bộ, thông thoáng, giảm ùn tắc, tai nạn và giúp các phương tiện di chuyển hiệu quả hơn.