Khi mọi người hạn chế di chuyển để ngăn ngừa virus corona lây lan, thế giới tự nhiên cũng có khoảng lặng để phục hồi và trở về vẻ đẹp nguyên trạng.
Động vật "vùng lên" ở các con đường thoáng đãng và bầu trời cũng trở nên trong xanh chưa từng thấy. Tại một số nơi của Trung Quốc, mức độ ô nhiễm không khí ước tính đã giảm xuống 25%.
Theo CNN, ước tính 1/3 dân số thế giới đã và đang thực hiện cách ly xã hội, khoảng 96% điểm đến quốc tế đã tạm ngừng đón du khách.
Điều này đã giúp ích đáng kể trong việc xóa tan màn khói mù ô nhiễm.
Dù cho các nhà khoa học không nghĩ rằng môi trường sẽ được cải thiện về lâu dài sau đại dịch Covid-19, nhưng các tác động ngắn hạn của việc phong tỏa - bao gồm làm giảm khí thải từ phương tiện di chuyển và nhà máy - đã được chứng minh rõ nét qua loạt ảnh dưới đây.
Sông Yamuna ở New Delhi, Ấn Độ ngày 21/3/2018 và ngày 8/4/2020
Đài tưởng niệm chiến tranh India Gate (Cổng Ấn Độ) ở thủ đô New Delhi, ngày 17/10/2019 và ngày 8/4/2020
Một góc khác ở thủ đô Ấn Độ ngày 8/11/2018 và ngày 8/4/2020
Kênh Lớn ở Venice, Ý vào ngày 6/1/2018 so với gần đây, ngày 17/4/2020
Milan, một trong những thành phố ô nhiễm nhất của châu Âu, vào các ngày 8/1/2020 và ngày 17/4/2020. Theo tờ Guardian, chính phủ Ý đang dự định hạn chế ô tô ngay cả khi kết thúc lệnh phong tỏa để duy trì bầu không khí trong lành hơn ở Milan.
Thủ đô Jakarta, Indonesia chìm trong màn khói mù ngày 4/7/2019 và quang cảnh khác biệt rõ rệt trong ngày 16/4/2020
Phía Bắc Jakarta ngày 26/7/2018 và ngày 16/4/2020
Một nhà vọng cảnh ở thủ đô Islamabad, Pakistan ngày 3/8/2017 và ngày 20/4/2020, giữa thời điểm phong tỏa
Thành phố Los Angeles, Mỹ nổi tiếng với làn khói mù mịt và kẹt xe thường xuyên. Nhưng trong tháng 3 vừa qua, Los Angeles đã có chuỗi ngày trong xanh kéo dài nhất kể từ năm 1995, dù không biết là do cách ly xã hội hay những trận bão gần đây.
Người dân tại nhiều địa phương Ấn Độ có thể nhìn thấy dãy núi tuyết Himalaya dù cách xa hàng trăm cây số. Thậm chí, một số dân mạng còn nói rằng đã 30 năm họ mới được chiêm ngưỡng điều tuyệt vời này.