Chui vào thiết bị tự chế "chạy bộ" trên Đại Tây Dương và cái kết

Nguyễn Thái |

Dự tính dành khoảng 3-4 tuần để "chạy bộ" trên mặt Đại Tây Dương nhằm quyên góp tiền cho mục đích từ thiện, nhưng khi chạy chưa trọn một ngày thì sự cố đã xảy ra.

Chui vào thiết bị tự chế chạy bộ trên Đại Tây Dương và cái kết - Ảnh 1.

Ảnh: CNN

Theo CNN, Ray Baluchi (biệt danh là Reza), người ưa mạo hiểm, dự kiến "chạy bộ" khoảng 1 tháng ở Đại Tây Dương, từ khu vực biển ở bang Florida tới bang New York, Mỹ, trong một thiết bị nổi có cơ chế hoạt động giống chiếc vòng chạy dành cho chuột.

Tuy nhiên, các trục trặc về thiết bị buộc người đàn ông này phải từ bỏ chuyến đi xuyên biển của mình khi vừa khởi hành chưa trọn một ngày. Thiết bị của Reza trôi dạt bờ biển ở Palm Coast, bang Florida trước sự kinh ngạc của những du khách ở đây.

Văn phòng cảnh sát trưởng quận Flagler (Florida) hôm 24/7 đăng tải các bức ảnh chụp thiết bị nổi lạ mắt của Reza lên trang Facebook chính thức và giải thích rằng, họ nhận được tin báo về thiết bị lạ trôi dạt vào bờ biển sáng cùng ngày.

Một báo cáo của cảnh sát mô tả, thiết bị nổi có "khung kim loại với phao kèm theo. Năng lượng được tạo ra bằng cách cho người chạy bên trong giống như chiếc vòng chạy dành cho chuột".

Chia sẻ với CNN, Reza cho biết đã bắt đầu hành trình từ thành phố St. Augustine (Florida) hôm 23/7 và dự định tìm đường tới dòng hải lưu Gulf Stream, từ đó đi từ Bờ Đông nước Mỹ tới New York.

Người đàn ông cho biết lý do anh ta thực hiện chuyến đi là để quyên góp tiền cho hoạt động từ thiện.

Reza phải bỏ dở hành trình vì gặp sự cố với hệ thống lần dấu và thiết bị sao lưu bị mất. Thiết bị của anh trôi vào bờ biển Palm Coast, cách địa điểm khởi hành 35 km về phía nam.

Reza cho biết, nhóm của anh sẽ mua các thiết bị thay thế để hành trình có thể được tiếp tục nhưng Lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ (USCG) không để điều đó xảy ra.

Một phát ngôn viên của USCG chia sẻ với CNN rằng, lực lượng đã yêu cầu Reza và nhóm của anh phải có thiết bị định vị và thiết bị đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nhóm cũng cần có thuyền hộ tống và lập kế hoạch hành trình chi tiết trước khi bắt đầu.

Reza không muốn điều đó. Anh muốn tự mình thực hiện chuyến đi và nhóm của anh chỉ được hỗ trợ từ đất liền. "Tôi không muốn có ai theo dõi mình và sẽ thú vị hơn nếu điều đó được thực hiện. Tôi sẽ không bỏ tiền ra để thuê thuyền, trong khi đang muốn gây quỹ cho các tổ chức từ thiện"

Reza từng có các chuyến đi xuyên biển không thành công trong quá khứ. Một trong số đó là chuyến đi năm 2014. USCG đã phải giải cứu Reza lần đó và kéo thiết bị nổi của anh này vào bờ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại