Sau chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Ri Su Yong, dư luận thế giới lại dấy lên phỏng đoán việc nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể sẽ tới thăm nước này trong thời gian sắp tới.
Theo Đa chiều, sau khi thiết lập bộ máy lãnh đạo mới, hai nước Trung - Triều chưa tổ chức bất cứ cuộc tiếp xúc ngoại giao nào giữa hai nhã lành đạo tối cao.
Vì thế, nếu việc ông Kim đến thăm Bắc Kinh được hiện thực hóa thì điều này mang rất nhiều ý nghĩa.
Mục đích chuyến thăm Bắc Kinh
Dư luận cho rằng, Kim Jong Un đến Bắc Kinh là bởi Triều Tiên đang muốn đi theo con đường cải cách của Trung Quốc - cuộc cải cách mang tính lịch sử của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Do đó, ông Kim cũng có thể sẽ tiến hành một loạt các cuộc thăm viếng ngoại giao cấp cao để thúc đẩy công cuộc cải cách, phát triển kinh tế tại đất nước Đông Bắc Á này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) hội kiến Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Ri Su Yong hôm 1/6. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Đáng chú ý là, công cuộc cải cách của Triều Tiên đã được khởi động và đi theo phương châm của Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7 mới diễn ra vào tháng 5 vừa qua.
Bên cạnh đó, việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên vẫn còn phức tạp, gây quan ngại cho cộng đồng thế giới, trong đó có Mỹ.
Trước đây, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ càng muốn có một "đồng minh" như Trung Quốc để kiềm chế Liên Xô.
Hiện nay, trong chiến lược "xoay trục Châu Á" của Washington thì Nhật - Hàn mới là chỗ dựa vững chắc nhất; trong khi đó, Triều Tiên chưa phải là mục tiêu mà Mỹ cần lôi kéo.
Thế nên dù cho lúc này Triều Tiên có nghiêng về phía Mỹ thì Washington vẫn xem nhẹ Bình Nhưỡng.
Bởi như một "đồng minh chưa có tiếng nói", Triều Tiên khó lòng trở thành mối đe dọa như Trung Quốc đối với Liên Xô khi xưa.
Trước tình hình thế giới hiện nay, "cứu tinh" giúp Triều Tiên tháo gỡ nút thắt khó khăn chính là ba nước Trung - Mỹ - Nga.
Tuy nhiên, trước lập trường thống nhất của các quốc gia này cho thấy nếu không có hướng đi mới trong vấn đề hạt nhân thì Triều Tiên không thể có con đường đột phá cho riêng mình.
Vấn đề hạt nhân - "Kỳ đà cản mũi"
Theo Đa Chiều, mặc dù truyền thông thế giới đánh giá cao nhưng nếu ông Kim Jong Un "mù quáng" thực hiện chuyến công du tới Bắc Kinh thì đây không phải là chuyện tốt đẹp cho quan hệ hai nước Đông Bắc Á này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi một vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm. Ảnh: NPR
Kể từ sau vụ thử hạt nhân lần thứ 4 và hàng loạt vụ thử tên lửa của Triều Tiên, việc Bắc Kinh cung cấp viện trợ, ký kết các thỏa thuận thương mại với Bình Nhưỡng trở nên rất nhạy cảm.
Trong khi chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong Un chịu hàng loạt biện pháp cấm vận từ Liên hợp quốc và cả phương Tây, thì khả năng "đột phá" quan hệ Trung - Triều cũng sẽ chịu nhiều rào cản.
Nếu chuyến thăm của ông Kim không đạt được bất cứ thỏa thuận nào, Bình Nhưỡng sẽ rất "mất mặt", Đa Chiều bình luận.
Ngược lại, nếu chuyến thăm này mang lại kết quả tốt đẹp thì Trung Quốc sẽ chịu sự nghi ngờ về việc tuân thủ các lệnh cấm của Liên hợp quốc.
Việc này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của Trung Quốc, mà còn đưa nước này giẫm lại "vết xe đổ" của mối quan hệ song phương trước đây.
Vấn đề hạt nhân Triều Tiên không được giải quyết, quan hệ Trung - Triều bất cứ lúc nào cũng có thể rạn nứt. Đây là điều ông Kim Jong Un cần nhận thức rõ, Đa chiều nhận định.
Có bình luận cho hay, về lý thuyết, ông Kim có thể dễ dàng tới thăm Trung Quốc nhưng thực tế Trung Quốc có chấp nhận chuyến thăm này hay không hiện vẫn chưa thể nói trước.
Trung Quốc đã liệt Triều Tiên vào danh sách đen những nước thích gây hấn như Philippines, một ý kiến đánh giá.
Đa Chiều: Kim Jong Ung "chưa đủ tầm" với Tập Cận Bình
Đa chiều cho rằng, nhà lãnh đạo hok Kim còn quá non trẻ khi đứng trước một người gấp đôi về tuổi đời cũng như kinh nghiệm ngoại giao như ông Tập.
Hơn nữa, một người luôn được truyền thông nhà nước tung hô như ông Kim Jong Un sẽ không thể thực hiện được chuyến công du bí mật tới Bắc Kinh như cha mình - ông Kim Jong Il làm được hồi tháng 8/2010.
Trong trường hợp chuyến công du của ông Kim Jong Un được công khai, Triều Tiên chắc chắn sẽ gặp phải phản ứng từ dư luận.
Ngoài ra, tuy Kim Jong Un là nhà lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên nhưng xuất hiện tại các hội nghị cấp cao thế giới lại là Thủ tướng chính phủ Park Pong Ju và Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Kim Yong Nam.
Triều Tiên muốn cải cách mở cửa thì việc ông Kim Jong Un bước ra khỏi vỏ bọc, tiến hành các chuyến công du, đặc biệt đến thăm Trung Quốc cần được suy xét thận trọng hơn.