Thông tin cập nhật sáng 23/6 vừa qua của trang thống kê toàn cầu Worldometers cho biết, Ấn Độ hiện đã có số người mắc Covid-19 vượt qua mốc 30 triệu người, với 391.000 người tử vong, khiến quốc gia này trở thành một 'địa ngục Covid-19'.
Giữa bối cảnh đó thì Ấn Độ lại đối mặt với một dịch bệnh mới có tên 'đại dịch nấm đen' với hơn 30.000 người mắc, ghi nhận ở 7 bang chỉ trong 3 tuần bùng phát.
Mucormycosis (hay còn gọi bệnh nấm đen) là bệnh do một số loài nấm thuộc bộ Mucorales gây nên. Thông thường những loài nấm này chỉ ưa sống ở trong đất, bụi, rau củ đang phân rã; trong khi phân động vật và con người thường không phải là nơi trú ngụ của chúng.
Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 lại vô tình làm loài nấm này có cơ hội xâm nhập cơ thể người, bởi nếu như trước đó hệ miễn dịch của con người dễ dàng bảo vệ chúng ta khỏi loại nấm này thì sự suy giảm sức khỏe ở các bệnh nhân mắc corona làm tăng nguy cơ bị nấm đen xâm nhập.
Vậy nấm đen là gì - gồm những loại nào?
Vì dao miêu tả các triệu chứng và các loại nấm đen
Thật ra có rất nhiều loại nấm đen và mỗi loại nấm lại ưa thích tấn công vào các khu vực khác nhau trên cơ thể người. Cụ thể là:
- Pulmonary mucormycosis (tấn công vào phổi): Đây là loài nấm phổ biến nhất ở các bệnh nhân ung thư và các bệnh nhân đã từng cấy tế bào gốc hay từng thay thế các bộ phận nào đó tròn cơ thể. Người nhiễm sẽ có các triệu chứng: Sốt, ho, đau ngực, hơi thở ngắn.
- Rhinocerebral mucormycosis (tấn công vào xoang và não): Đây là loại nấm sẽ tấn công từ khu vực xoang và lan lên não theo mạch máu, các bệnh nhân bị bênh đa nang buồng trứng và thay thế thận nhân tạo là những người dễ mắc loại nấm này nhất.
Khi nhiễm loại nấm này sẽ có các triệu chứng như một bên mặt bị sưng, đau đầu, mũi hay xoang bị tắc nghẽn, sốt, tổn thương cầu mũi hay miệng với màu đen do nấm gây ra.
- Cutaneous mucormycosis (tấn công vào da): Đây là loại nấm đen có thể phá hủy tế bào da (do bị bỏng hay bất cứ vết thương ngoài da nào khác), chúng thường gặp ở các bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. Triệu chứng khi nhiễm nấm là da phồng rộp và dần chuyển sang màu đen.
- Gastrointestinal mucormycosis: Loại nấm này tấn công vào các đối tượng như trẻ em, đặc biệt là các bé sơ sinh có cân nặng đặc biệt thấp so với mức trung bình khi chào đời hoặc các em bé sinh non, các em bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Triệu chứng khi nhiễm nấm là đau vùng bụng, buồn nôn hay có thể nôn ói và chảy máu bên trong hệ tiêu hóa.
- Disseminated mucormycosis: Đây cũng là một loại nấm tấn công vào não người nhưng đồng thời cũng lây lan sang các bộ phận khác như tim, da và lá lách.
Bệnh nền làm nấm đen dễ tấn công người bệnh hơn vì hệ miễn dịch bị suy yếu. Ảnh: India
Ngoài ra các bệnh nền khác như bệnh tiểu đường (Ấn Độ là nước có số ca tiểu đường đứng thứ 2 thế giới) cũng góp phần làm nấm đen có cơ hội xâm nhập cơ thể khi hệ miễn dịch suy yếu, cũng chính vì thế mà nguy cơ mắc bệnh nấm đen ở Ấn Độ cao hơn 70 lần so với các nước khác.
Khi bệnh nhân bị nhiễm nấm thì chúng sẽ lan nhanh từ mũi, xoang tới mặt, cằm, mắt, và não. Loại nấm này sau khi xâm nhập được vào các mạch máu sẽ tác động tới đến cơ quan ngoại biên, tạo ra các mô chết hay hoại tử (da sẽ có màu đen dần).
Một điều đặc biệt: Gọi là "nấm đen" không phải vì nấm có màu đen!
Màu đen trên da ở người bệnh là do da bị biến thành màu đen chứ không phải màu của nấm như hiểu lầm về cái tên 'nấm đen' mà ngay cả báo chí Ấn Độ cũng nhầm lẫn.
Theo giáo sư Malcolm Richardson, nhà vi khuẩn học tại Đại học Manchester, Anh thì tên bệnh nấm đen lại không hề phản ánh đúng bản chất của bệnh, vì một số tác nhân gây bệnh dịch nấm đen như Rhizopus oryzae lại trong suốt.
Mặc dù không lây lan từ người qua người như Covid- 19 nhưng sự nguy hiểm của dịch nấm đen lại không hề kém cạnh mà nếu không kịp thời chữa trị thì khả năng tử vong là rất cao. Trước đại dịch, CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ) cho biết tỷ lệ này là hơn 50%.
Đại dịch nấm đen có nguy cơ tử vong lên đến hơn 50% đối với người bị nhiễm. Ảnh: Thành Luân