Chữa hiếm muộn 10 năm mới có con, đến khi xét nghiệm ADN lại không phải con ruột

QUỐC THÁI (Nguồn: Sohu) |

Khi ông Lý đưa con đi xét nghiệm ADN, kết quả lại cho thấy hai người không phải cha con.

Kể về trường hợp ấn tượng nhất trong hơn 20 năm làm việc, ông Hoàng - giám định viên tại trung tâm giám định ADN tại Hà Nam, Trung Quốc cho biết, từng làm xét nghiệm huyết thống cho người đàn ông là bố đẻ của cậu bé nhưng ADN của họ lại không giống nhau.

Ông Lý (ở Hà Nam) kết hôn với Hoa cách đây 12 năm. Sau khi lấy nhau, cả hai thử nhiều cách nhưng không thể có con. Họ phải mất 10 năm đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ để chữa bệnh hiếm muộn, may mắn mới có một cậu con trai.

Chữa hiếm muộn 10 năm mới có con, đến khi xét nghiệm ADN lại không phải con ruột- Ảnh 1.

Sau 10 năm chữa hiếm muộn, ông Lý và vợ mới có một cậu con trai. (Ảnh minh họa: Sohu)

Ông Lý vui vì có quý tử sau nhiều ngày chờ mong, thế nhưng trong lòng ông vẫn có chút hoài nghi khi thấy con trai càng lớn càng không có điểm nào giống mình.

Vì vậy, ông Lý lén lấy mẫu tóc của con và đem tới trung tâm để xét nghiệm ADN xác định huyết thống. Kết quả xác nhận hai người không có quan hệ cha con.

Mang tờ kết quả về, ông Lý nổi cơn điên và tra khảo vợ ngày đêm mặc mọi lời giải thích. Cuộc sống gia đình ngày càng nặng nề bởi những lời la mắng của ông Lý.

Mãi về sau, ông Lý ngẫm lại thấy hai vợ chồng bên nhau bao năm nhưng vợ không có biểu hiện lạ gì nên ông tìm đến một trung tâm xét nghiệm khác ở thành phố. Lần này ông mang theo mẫu xét nghiệm của cả vợ và con trai.

Kết quả phân tích cho thấy người mẹ và cậu con trai có quan hệ huyết thống, chỉ người cha là có hiện tượng bị nhiễm, không thể phân tích được. Các giám định viên kiểm tra lại toàn bộ các khâu trong quy trình xét nghiệm nhưng không phát hiện sai sót. Do đó, trung tâm xét nghiệm lại tất cả mẫu.

Mẫu của mẹ và con vẫn không thay đổi, chỉ mẫu của người cha mỗi lần lại đưa ra một kết quả khác nhau. Thậm chí, cùng mẫu tóc của ông nhưng mỗi lần xét nghiệm lại cho kết quả khác nhau.

Chữa hiếm muộn 10 năm mới có con, đến khi xét nghiệm ADN lại không phải con ruột- Ảnh 2.

Vì nghi ngờ con không phải của mình nên ông Lý gây sự với vợ. (Ảnh minh họa: Sohu)

Các giám định viên phải kết hợp với đồng nghiệp ở các trung tâm khác nhau cùng tìm ra kết quả. Họ yêu cầu gia đình cung cấp mẫu máu và tinh trùng của người bố. Các mẫu được đưa tới hai trung tâm nghiên cứu di truyền để xét nghiệm độc lập và so sánh đưa ra kết quả chính xác nhất.

Kết luận, ông Lý mắc chứng Chimerism - đây là hiện tượng xảy ra khi hai trứng được thụ tinh (tức hai phôi), có cấu trúc di truyền khác nhau, nhưng ngẫu nhiên kết hợp làm một trong thời kỳ đầu thai kỳ.

Cụ thể, trong quá trình mang thai ông Lý trước đây, mẹ ông có thể đã mang hai phôi thai cùng lúc. Theo quy luật bình thường sẽ sinh ra hai người con cấu trúc di truyền khác nhau. Tuy nhiên do ngẫu nhiên, hai hợp tử này lại kết hợp làm một trong giai đoạn đầu thai kỳ. Ông Lý được sinh ra có hai cấu trúc di truyền khác nhau (tức là 2 bộ gene khác nhau) trên cùng một cơ thể.

Vì thế, khi ông Lý có con, người con không hưởng gene của ông nên khi xét nghiệm ở các mô khác nhau trên cơ thể lại cho ra kết quả khác nhau. Dù ông và con được xác định quan hệ huyết thống theo dòng nội (tức là có gene cùng họ).

Hiện tượng Chimerism rất hiếm ít gặp, nó chỉ được phát hiện ngẫu nhiên trong một tình huống cụ thể nào đó, và để xác định được triệu chứng của Chimerism rất khó khăn. Cuối cùng, mọi thứ đã được sáng tỏ, gia đình ông Lý lại trở về với cảnh hạnh phúc thường ngày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại