Có vẻ như đây là một vấn đề khá lớn ở một đất nước nơi các siêu thị mini có truyền thống mở cửa suốt 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm để phục vụ khách hàng bất cứ khi nào họ cần.
Do vậy, khi có một chủ siêu thị mini quyết định đóng cửa nghỉ một ngày vào dịp năm mới, ông đã trở nên nổi tiếng do được các phương tiện truyền thông cả nước đưa tin.
Ông Mitoshi Matsumoto và vợ đã mua lại cửa hàng 7-Eleven ở Higashi-Osaka vào năm 2012 và mọi thứ đều suôn sẻ cho đến khi bà Matsumoto qua đời một cách bi thảm vào năm 2018, để lại chồng một mình xoay sở với công việc buôn bán.
Vì không tìm được nhân viên làm việc, ông Mitoshi đã phải yêu cầu con trai bỏ học đại học để đến giúp việc kinh doanh, sau khi phải liên tục làm việc suốt 14 ngày không nghỉ.
Đến tháng 2/2019, quá mệt mỏi với khung giờ làm việc hà khắc mà 7-Eleven yêu cầu, Matsumoto tuyên bố ông sẽ đóng cửa hàng trong khoảng thời gian từ 1 đến 6h sáng hàng ngày.
Vì điều này đi ngược lại lại với giáo phái "konbini" (cửa hàng không bao giờ đóng cửa) ở Nhật Bản nên Matsumoto đã bị 7-Eleven đánh giá khá tệ.
Công ty này đã thông báo cho chủ cửa hàng thương hiệu rằng ông có nguy cơ bị thu hồi hợp đồng cũng như bị khoản tiền phạt lên tới 155.000 USD. Tuy vậy, Matsumoto vẫn tiếp tục đóng cửa hàng của mình vài giờ mỗi đêm.
Trong khi 7-Eleven vẫn chưa thực hiện bất kỳ hành động thực tế nào chống lại Matsumoto về tội phá vỡ quy tắc của họ thì ông thậm chí còn làm trầm trọng thêm bằng cách đóng cửa hàng của mình hẳn 1 ngày để bản thân và 2 nhân viên được nghỉ năm mới.
Giọt nước cuối cùng đó đã khiến 7-Eleven phải tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Lý do chính thức mà phía công ty đưa ra là ông Matsumoto đã phàn nàn về thương hiệu 7-Eleven trên phương tiện truyền thông xã hội và họ nhận được những lời vì những lời than phiền liên tục từ khách hàng.
Ngoài ra, những chủ cửa hàng khác ủng hộ Matsumoto cũng muốn noi gương ông.
Ông Mitoshi Matsumoto đang đứng trong cửa hàng 7-Eleven của mình. Ảnh: OC
Kể từ khi xảy ra tranh chấp với công ty mẹ 7-Eleven, cửa hàng của ông Mitoshi Matsumoto đã bị ngừng liên kết với chuỗi thương hiệu 7-Eleven: ATM ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống máy tính đều bị ngắt kết nối và nhà cung cấp không còn giao hàng hóa nữa.
Các kệ hàng hầu hết trống rỗng, số hàng hóa còn lại đang được bán rẻ. Về cơ bản, cho đến khi vụ kiện kết thúc, cửa hàng này đã không còn được gọi là 7-Eleven nữa.
Ông Matsumoto nói: "Tôi vẫn thấy đây là cửa hàng 7-Eleven. Cho đến khi vụ kiện kết thúc, tôi vẫn chỉ bán số hàng tồn kho từ trước. Nếu tòa án phán rằng tôi sai, tôi sẽ nhượng lại cửa hàng rồi ra đi. Còn nếu tôi đúng... Tôi cũng chưa chắc mình sẽ làm gì tiếp theo".
Vụ kiện 7-Eleven này đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi ở Nhật Bản. Những người ủng hộ công ty 7-Eleven cùng chuỗi siêu thị mini của nó cho rằng việc bán hàng kiểu konbini này đã tồn tại và đang phát triển ở Nhật Bản từ lâu rồi nên Matsumoto phải biết ông ta cần đáp ứng những gì ngay từ đầu.
Số khác cho rằng thời gian làm việc quá dài đang là một vấn nạn lớn ở Nhật Bản và văn hóa konbini chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn mà thôi.