Trong bài phỏng vấn mới nhất với Bloomberg , bà Lê Thị Thu Thủy - Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu - cho biết ông chủ tịch Vingroup - Phạm Nhật Vượng chưa có kế hoạch đầu tư cá nhân thêm vào hãng xe điện trong giai đoạn này.
Nhà máy VinFast tại Hải Phòng.
Ngoài ra, tài liệu cũng cho biết hãng xe Việt Nam sẽ yêu cầu lượng vốn bổ sung đáng kể, dự kiến đến từ nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu cũng nhu nguồn vốn của các bên liên quan.
Hiện tại, chủ sở hữu và các tổ chức cho vay đã đầu từ khoảng 7,5 tỷ USD để tài trợ chi phí hoạt động và vốn cho VinFast . Trong năm 2021, hãng đã lỗ 1,3 tỷ USD và năm 2022 tính đến ngày 30/9, VinFast tiếp tục lỗ gần 1,5 tỷ USD.
Bà Thủy cho biết kế hoạch xây nhà máy tại Bắc Carolina của VinFast hiện đã cơ bản hoàn thành công đoạn giải phóng mặt bằng và hãng đang hoàn thiện giấy phép để có thể bắt đầu xây dựng; cùng với đó, VinFast dự kiến sẽ sản xuất thử nghiệm tại cơ sở này vào năm 2024.
VinFast VF 8 vẫn chưa được giao cho khách hàng tại Mỹ.
Mới đây, VinFast đã tái cơ cấu và cắt giảm khoảng 80 việc làm tại Bắc Mỹ, gộp hoạt động của 2 khu vực Canada và Mỹ thay vì tách ra như trước đây. Việc giao lô xe VF 8 cũng đang chậm hơn dự kiến, theo bà Thủy là do VinFast đang chờ chứng nhận từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) để tăng phạm vi hoạt động tối đa của xe (hiện chỉ 333 km); trong thời gian chờ đợi, hãng tiếp tục cập nhật phần mềm cho SUV này.
Hiện xe điện VinFast đang khó cạnh tranh tại Mỹ do không đáp ứng được điều kiện để nằm trong diện hỗ trợ theo chính sách của chính phủ Mỹ, với khoản trợ cấp năng lượng sạch trị giá 7.500 USD/ô tô dành cho người mua xe điện.
Theo Thế Giới Phương Tiện