Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết mẫu nhà vệ sinh mới nên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường nhưng phải đảm bảo được độ bền, phù hợp với cảnh quan môi trường, không gian bên trong phải rộng rãi thoáng mát.
Theo đại diện chủ đầu tư mẫu nhà vệ sinh mới này khá hiện đại phù hợp với môi trường và tiết kiệm năng lượng như hệ thống bật, tắt nước, đèn sáng tự động sau thời gian nhất định.
Nhà vệ sinh mới này dành cho mọi đối tượng kể cả người khuyết tật, chi phí lắp đặt ước tính khoảng 200 triệu/nhà vệ sinh.
Dự kiến từ nay đến Tết âm lịch, TP sẽ triển khai lắp đặt khoảng 300 nhà vệ sinh và hoàn thành lắp đặt 1000 nhà vệ sinh mới trong vòng 1 năm thay thế nhà vệ sinh cũ trên nhiều tuyến phố.
Theo đại diện chủ đầu tư mẫu nhà vệ sinh mới này khá hiện đại phù hợp với môi trường và tiết kiệm năng lượng như hệ thống bật, tắt nước, đèn sáng tự động sau thời gian nhất định.
Nhà vệ sinh mới này dành cho mọi đối tượng kể cả người khuyết tật, chi phí lắp đặt ước tính khoảng 200 triệu/nhà vệ sinh.
Dự kiến từ nay đến Tết âm lịch, TP sẽ triển khai lắp đặt khoảng 300 nhà vệ sinh và hoàn thành lắp đặt 1000 nhà vệ sinh mới trong vòng 1 năm thay thế nhà vệ sinh cũ trên nhiều tuyến phố.
1000 nhà vệ sinh mới sẽ được lắp đặt và bàn giao trong vòng 12 tháng trên toàn TP
Nhiều người dân ở đây cho biết, việc lắp đặt nhà vệ sinh mới tại khu vực này sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế được tình trạng người dân quanh khu vực đi vệ sinh bừa bãi.
Bên trong nhà vệ sinh mới
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, toàn thành phố có 340 nhà vệ sinh công cộng, trong đó 236 nhà xây cố định, phân bố trong các ngõ xóm, khu tập thể cũ và 104 nhà vệ sinh bằng thép được đặt trên đường phố, nơi vui chơi giải trí, điểm chờ xe buýt.
Trước đó, UBND TP đã đồng ý về chủ trương triển khai thực hiện dự án đầu tư 1.000 nhà vệ sinh công cộng, 10 xe bồn chuyên dụng (loại Hyundai, Hàn Quốc), 50 cây lọc nước tự động uống trực tiếp và 200 ghế đặt tại các nơi công cộng trên địa bàn thành phố để phục vụ cộng đồng.