Chủ quan với dấu hiệu đau bụng, 32 tuổi đã bị ung thư giai đoạn cuối, không thể điều trị

Vân Hồng |

Mới 32 tuổi, đau bụng nhưng chần chừ không đi khám, đến khi quá đau vào viện thì được phát hiện ung thư giai đoạn cuối. Đây là ví dụ đau lòng mà bất kỳ ai cũng cần rút kinh nghiệm.

Sự chủ quan có thể đánh đổi mạng sống

Cô Tiểu Doãn, 32 tuổi, người Hàng Châu (TQ), làm công việc văn phòng, mới đây được chẩn đoán bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối, khối u lưu trú không còn khả năng điều trị. Trước đó 4 tháng, Doãn cảm thấy đau bụng, bệnh tình tiến triển quá nhanh khiến mọi người đều phải hắt tiếng thở dài.

Từ vài năm trước, Tiểu Doãn đã có cảm giác bản thân hơi khó chịu ở vùng bụng, có vẻ như là đau bụng, nhưng có lúc đau lúc không, có lúc lại khỏe mạnh bình thường, mấy lần đau xong đều tự khỏi. Do nghĩ rằng bản thân "có không ít kinh nghiệm" trải qua chuyện này nên nghĩ rằng cảm giác đau bụng đó xảy ra là chuyện bình thường.

Bên cạnh đó, dựa vào sức trẻ, Doãn cũng ít khi chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình. Trong bản xét nghiệm cho thấy, Doãn đi ngoài có dính máu trong phân, nhưng trước đó cô hầu như không quan tâm đến việc khám nghiệm, càng không quan sát tình hình đại tiện của bản thân thay đổi ra sao.

Chủ quan với dấu hiệu đau bụng, 32 tuổi đã bị ung thư giai đoạn cuối, không thể điều trị - Ảnh 1.

Không ai có thể ngờ, vừa biết bệnh đã đón nhận bi kịch

Một câu hỏi đặt ra cho hầu hết mọi người đó là: Sự cố đột ngột này có thể tránh được không?

Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư đại tràng khi được phát hiện đều đang ở giai đoạn giữa và cuối. Có 2 lý do chính liên quan đến kết quả đáng buồn này.

Thứ nhất, đây là căn bệnh không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không có sự quan tâm hoặc không chú ý đến. Không phát hiện sớm thì đương nhiên sẽ bỏ qua thời điểm điều trị tốt nhất.

Lời khuyên dành cho bạn là nên để ý kỹ bản thân mình hơn, khi đi ngoài máu trong phân, đau bụng dai dẳng, trọng lượng giảm là đã phải đi khám.

Thứ hai, xuất phát từ nguyên nhân thiếu kiến thức, công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, nhiều người chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh để chăm chỉ khám bệnh sàng lọc định kỳ.

Lời khuyên dành cho bạn là nên khám bệnh tổng quát hàng năm để phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả, nếu phát hiện có thể được điều trị sớm.

Xã hội hiện nay đã phát triển hơn trước, đi kèm theo đó là những hệ lụy về sức khỏe, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng cũng tăng lên qua các năm, đặc biệt là ở các vùng kinh tế phát triển. Theo số liệu từ Trung tâm nghiên cứu dịch bệnh Quảng Châu cho thấy, ung thư đại trực tràng có tỉ lệ mặc bệnh là 34/10 triệu, tăng 50% sau 10 năm ở Trung Quốc.

Mỗi ngày có thêm 7,5 người được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng tại nước này. Ngoài ra, tuổi khởi phát bệnh ngày càng trẻ hóa, đặc biệt phổ biến ở nhóm người khoảng 45 tuổi.

Gần đây, một bé gái 11 tuổi ở Nam Kinh (TQ) cũng đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Lúc đầu, cha mẹ bé nghĩ rằng đó là bệnh tiêu chảy thông thường, do ung thư đại trực tràng rất hiếm xảy ra ở trẻ em. Điều này cho thấy việc bị ung thư giờ đã trẻ hóa và đáng được quan tâm kể cả với trẻ em và thanh niên.

Chủ quan với dấu hiệu đau bụng, 32 tuổi đã bị ung thư giai đoạn cuối, không thể điều trị - Ảnh 2.

Phải đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời

Nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn các ca ung thư đại trực tràng đều phát triển từ u tuyến (vốn lành tính chuyển hóa sang ác tính). Thời gian phát triển từ khối u đến ung thư mất từ 7-15 năm, trong thời gian đó chính là cơ hội để chúng ta có thể phát hiện sớm và điều trị sớm.

Theo số liệu thống kê tại Trung Quốc, nếu được phát hiện bệnh sớm, tỉ lệ bệnh nhân ung thư đại trực tràng sống sau 5 năm đạt 90%, khi khối u đã tiến triển thì tỉ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn dưới 70%.

Nếu có thể loại bỏ mầm bệnh ở giai đoạn polyp, thì có thể tránh được sự tiến triển thành khối u ung thư, khi vết thương nhỏ thì sự đau đớn nhẹ, tỉ lệ điều trị can thiệp cao, giảm chi phí điều trị.

Theo báo cáo Ung thư Mỹ năm 2017, tỉ lệ tử vong chung của bệnh ung thư đã giảm 25% trong 2 thập kỷ qua. Trong số đó, việc thúc đẩy khám sàng lọc ung thư đã góp phần cho kết quả đó.

Đối với những người trẻ dưới 45 tuổi, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đi ngoài có máu trong phân (hoặc chất nhầy), táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, ... thì cần phải theo dõi kỹ càng.

Nếu các triệu chứng trên đột nhiên xuất hiện, và nếu bạn là người có một số yếu tố nguy cơ cao như tiền sử gia đình bị ung thư, bệnh viêm ruột, chế độ ăn uống giàu chất đạm, chưa thường xuyên khám kiểm tra trực tràng thì nên theo dõi.

*Theo Health/TT

Xem thêm:

Ung thư đại tràng: Nguyên nhân, nguy cơ mắc bệnh và dấu hiệu nhận biết

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại