Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới

Thanh Xuân |

Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh trên Biển Đông hướng về phía nước ta, hồi 10h30, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã phát công điện yêu cầu các bộ, ngành địa phương liên quan chủ động ứng phó.

Công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Phú Yên; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ: Quốc phòng, GTVT, TN&MT, Ngoại giao, TT&TT, NN&PTNT… thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh một cách phù hợp.

Trung tâm DBKTTV Trung ương cho biết hồi 7 giờ sáng 8/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 119,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 800 km về phía Đông Đông Nam.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 km.

Đến 7 giờ ngày 9/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông, gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Biển động.

Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 13,5 đến 18,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 km.

Từ trưa mai (9/10), vùng biển Nghệ An-Quảng Ngãi (bao gồm các đảo Cồn Cỏ, Hòn Ngư, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) gió mạnh dần lên cấp 5, sau tăng lên cấp 6, giật cấp 8. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại