Tại một ngôi làng bình thường ở huyện Phương Thành, Nam Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), Lương Quốc Hữu và Lý Phương gặp nhau qua một bà mối.
Lương Quốc Hữu là một chàng trai nông thôn giản dị, trong khi Lý Phương là một cô gái sôi nổi đến từ một ngôi làng lân cận. Dưới sự sắp đặt của cha mẹ, họ nhanh chóng trở thành vợ chồng và bắt đầu chung sống.
Để nuôi gia đình, anh Lương phải lên thành phố làm việc, còn vợ ở nhà chăm sóc con cái và bố mẹ. Sự xa cách lâu ngày khiến cuộc hôn nhân trở nên mong manh hơn. Lương Quốc Hữu quanh năm vắng nhà, ngay cả khi về nghỉ, anh cũng ít khi trò chuyện với vợ.
Lý Phương dần cảm thấy thất vọng và cô đơn với cuộc sống như vậy. Sự hiểu lầm và ghẻ lạnh giữa hai người ngày càng sâu sắc, những rạn nứt trong hôn nhân lặng lẽ xuất hiện.
Do chấn thương khi làm việc, anh Lương về quê nghỉ ngơi một thời gian. Những ngày ở nhà, anh nhận thấy vợ có nhiều hành vi bất thường. Cô mỗi ngày đều đi ra ngoài rất lâu, thậm chí có khi còn về nhà vào đêm khuya. Lương Quốc Hữu cố gắng hỏi nhưng luôn nhận được những câu trả lời chiếu lệ. Điều khiến anh nghi ngờ hơn nữa là thái độ của vợ ngày càng trở nên lạnh lùng, thậm chí cô còn cố ý hay vô ý tránh né sự đụng chạm của anh.
Cho đến một đêm, Lương Quốc Hữu tình cờ nghe được cuộc điện thoại của vợ mình. Lý Phương nhỏ giọng nói chuyện với người ở đầu bên kia, giọng điệu thân mật xen lẫn vài tiếng cười khúc khích.
Anh bắt đầu bí mật quan sát từng hành động của vợ, hy vọng tìm ra thêm manh mối.
Sau một thời gian đắn đo, Lương Quốc Hữu quyết định tìm hiểu sự thật. Đầu tiên, anh nói dối vợ rằng muốn ra ngoài làm việc. Để lời nói dối trở nên đáng tin hơn, anh ta thậm chí còn mua vé tàu và đóng gói hành lý trước mặt vợ. Lý Phương không có vẻ nghi ngờ.
Sau khi Lương Quốc Hữu rời nhà, anh không lên tàu. Anh lặng lẽ hủy vé rồi lẻn về nhà. Gần nhà anh ta có một túp lều dựng tạm được người ta bỏ lại. Để không bị phát hiện, Lương Quốc Hữu còn chuẩn bị thêm thùng giấy. Anh ta mua thức ăn và nước uống đủ cho mấy ngày.
Đến đêm thứ ba, anh Lương thấy một người đàn ông tiến vào nhà mình gõ cửa và gọi Lý Phương. Lương Quốc Hữu nhận ra người đó vì anh ta là hàng xóm gần nhà. Anh Lương tận mắt chứng kiến vợ mình và người đàn ông kia ôm nhau thân mật rồi nhanh chóng bước vào phòng ngủ.
Trong cơn tức giận, Lương Quốc Hữu lao vào phòng ngủ. Anh ta cầm lấy một con dao gọt trái cây trong tay và đi về phía người hàng xóm kia. Vì không kìm chế được, anh đã khiến người hàng xóm kia tử vong. Vụ việc đã gây bất ngờ cho những người dân trong làng.
Sau khi vụ án được đưa vào xét xử, Lương Quốc Hữu bị kết án 13 năm tù.
Lý Phương ở lại cũng phải đối diện với lời bàn tán của người dân địa phương. Những lời chỉ trích của hàng xóm và ánh mắt lạnh lùng của họ hàng khiến cô ta cảm thấy xấu hổ. Điều khó khăn hơn nữa là cô phải một mình gánh trách nhiệm nuôi hai đứa con, áp lực tài chính, gánh nặng cuộc sống và cảm giác tội lỗi.
Mặt khác, những đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự việc này. Ở trường, các em thường xuyên bị bạn cùng lớp bắt nạt. Người anh trở nên lầm lì, điểm số tụt dốc; cô em thường xuyên gặp ác mộng và khóc đòi bố.
Vụ việc kết thúc nhưng vẫn thu hút sự quan tâm tại địa phương. Một số người thông cảm cho Lương Quốc Hữu và cho rằng anh là một người đáng thương bị phản bội. Một số khác lại đổ lỗi cho hành vi bạo lực của anh và cho rằng anh đáng bị như vậy. Dư luận thậm chí còn gay gắt hơn với Lý Phương.
Chính quyền địa phương cũng rút ra bài học từ trường hợp này và bắt đầu đẩy mạnh dịch vụ tư vấn hôn nhân ở khu vực nông thôn. Họ tổ chức nhiều buổi diễn thuyết và hoạt động khác nhau để giúp các cặp vợ chồng ở nông thôn duy trì mối quan hệ của mình.
Theo Sohu