Ảnh: Cắt từ video trong bài
Trung tâm Nghiên cứu Dầu khí King Abdullah (KAPSARC), Ả Rập Xê Út là một công trình mang tính cách mạng của nữ kiến trúc sư Zaha Hadid (người Anh, gốc Iraq).
Thoạt nhìn bạn sẽ ngỡ như đây là một cảnh trong một bộ phim khoa học viễn tưởng về thế giới tương lai nhưng thực tế thì tòa nhà này hoàn toàn có thật và được xây dựng tại trung tâm sa mạc An Nafud của bán đảo Ả Rập.
Xem video:
Zaha Hadid và tòa nhà như trong phim viễn tưởng
Tòa nhà này là 1 viện nghiên cứu dầu khí phi lợi nhuận nhằm xây dựng chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu tác động môi trường cũng như tạo ra phúc lợi xã hội toàn cầu với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong việc giải quyết các thách thức của ngành năng lượng.
Tòa nhà KAPSARC rộng 70.000m2 với 5 tòa nhà thống nhất với nhau: Trung tâm Kiến thức Năng lượng; Trung tâm Máy tính Năng lượng; Trung tâm Hội nghị có sức chứa 300 chỗ ngồi; Thư viện Nghiên cứu với 100.000 đầu tài liệu; và Musalla, nơi cầu nguyện.
40% vật liệu để xây dựng công trình được lấy trong phạm vi 800 km, trong đó 30% vật liệu có thành phần tái chế. Ảnh: Pinterest
Zaha đã lấy ý tưởng từ chính tự nhiên mà cụ thể là cấu trúc tổ ong lục giác - cấu trúc được chứng minh là tối ưu nhất khi tiết kiệm vật liệu nhưng vẫn tạo ra thể tích không gian bên trong lớn nhất, thể hiện đúng tinh thần tiết kiệm năng lượng và tài nguyên của tòa nhà.
Không những thế, cấu trúc này còn vô cùng bền vững trước các tác động tự nhiên khắc nghiệt của môi trường sa mạc, năng lượng được sử dụng trong tòa nhà cũng là năng lượng xanh (tấm PV đặt trên nóc Trung tâm Hội nghị với công suất 5.000MWh/năm).
Tòa nhà KAPSARC nhìn từ trên cao xuống. Ảnh: Architizer
Nước uống được tái chế ngay tại chỗ và nguồn nước để tưới lấy từ nguồn không thể uống được, 40% vật liệu để xây dựng công trình được lấy trong phạm vi 800 km, trong đó 30% vật liệu có thành phần tái chế, rác thải cũng được phân loại kỹ lưỡng trước khi xử lý.
Chính vì những lý do trên mà KAPSARC cũng được đánh giá là tòa nhà “thông minh nhất” ở Ả Rập Xê Út cũng như được Hội đồng Công trình Xanh Mỹ (USGBC) trao chứng nhận LEED Platinum – cấp độ cao nhất của hệ thống đánh giá công trình xanh của Mỹ.