Choáng ngợp trước dự án đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới của Na Uy

Thùy Dương |

Na Uy có kế hoạch tham vọng xây một đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới để giảm bớt thời gian di chuyển giữa các khu vực địa hình phức tạp.

Dự án gồm các cầu và một đường hầm đá đặt ở độ sâu 392m, dài 27km. Tuy nhiên, phần tham vọng nhất của dự án là xây dựng các đường hầm nổi, đặt dưới 30m nước tính từ mặt biển.

Choáng ngợp trước dự án đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới của Na Uy - Ảnh 1.

Dự án nhằm rút ngắn thời gian di chuyển giữa thành phố Kristiansand và Trondheim, là một phần trong tuyến đường E39 chạy dọc bờ biển tây nam. Thông thường sẽ mất 21 tiếng và 7 lần qua phà để di chuyển qua các vịnh nhỏ hẹp dọc bờ biển. Với dự án trên, Na Uy định giảm thời gian di chuyển còn một nửa. Ảnh: NPRA

Choáng ngợp trước dự án đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới của Na Uy - Ảnh 2.

Cùng với các cầu treo, cầu nổi và hầm đá, đường hầm nổi này sẽ giúp người dân đi lại dễ hơn giữa các vịnh. Ảnh: NPRA

Choáng ngợp trước dự án đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới của Na Uy - Ảnh 3.

Hầm nổi là giải pháp nối các vịnh quá rộng và sâu, không thể áp dụng các công nghệ hiện nay. Ảnh: NPRA

Choáng ngợp trước dự án đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới của Na Uy - Ảnh 4.

Có hai cách xây một đường hầm nổi ngập dưới nước biển. Nó có thể gắn vào các phao trên mặt nước.

Choáng ngợp trước dự án đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới của Na Uy - Ảnh 5.

Hoặc gắn với lòng biển bằng hệ thống dây cáp. Ảnh: NPRA

Choáng ngợp trước dự án đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới của Na Uy - Ảnh 6.

Khoảng cách giữa các phao cần đủ lớn để cho tàu thuyền qua lại.

Choáng ngợp trước dự án đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới của Na Uy - Ảnh 7.

Đồ họa mô phỏng xe cộ đi lại trong đường hầm. Các phần cơ sở hạ tầng khác đang được triển khai, còn các đường hầm nổi ngập nước vẫn ở giai đoạn nghiên cứu. Ảnh: NPRA

Choáng ngợp trước dự án đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới của Na Uy - Ảnh 8.

Chính phủ Na Uy cũng làm việc với các nhà nghiên cứu để kiểm tra xem đường hầm nổi có thể chịu được các vụ nổ và cú va chạm với tàu ngầm ra sao. Ảnh: NPRA

Nếu thành công, Na Uy có thể thắng trong cuộc đua toàn cầu về các dự án tương tự với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy.

Cục Đường bộ Na Uy (NPRA), cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm dự án, muốn hoàn thành quá trình xây dựng vào năm 2050.

Hành trình từ Kristiansand tới Trondheim là một phần thuộc tuyens E39 - tuyến đường huyết mạch ở Na Uy.

Hơn 50% hàng hóa xuất khẩu ở Na Uy phải chuyên chở qua tuyến đường E39 nhưng tuyến đường này lại có tiêu chuẩn rất thấp so với một con đường ở châu Âu. Di chuyển nhiều lần qua phà rất mất thời gian.

Dự án nhằm cải thiện giao thông vì mục đích thương mại và vì phúc lợi của người dân.

Để thực hiện dự án, ngoài các đường hầm nổi, Na Uy sẽ xây 3 cầu treo và 5 cầu nổi.

Rủi ro lớn nhất của dự án liên quan tới vụ nổ, cháy và quá tải. Các vấn đề đang được nghiên cứu, kiểm tra kỹ lưỡng.

Theo CNN, nếu được hoàn thành, E39 sẽ mở ra cơ hội du lịch ở khu vực bờ biển phía tây. Bản thân các đường hầm cũng sẽ là một điểm thu hút khách du lịch, đặc biệt là nếu nó trở thành công trình đầu tiên trên thế giới thuộc dạng này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại