"Chợ người" ở nơi phụ nữ được trọng vọng như bà hoàng, 1 ngày gặp hơn 30 người đàn ông

Diệp Anh |

Cụm từ "chợ người" hẳn sẽ đem đến nhiều sự liên tưởng khác nhau cho độc giả song đây là một vấn đề thực sự rất đáng bàn trong xã hội hiện đại này.

"Chợ người" là một nét đặc biệt ở thị trấn Tiêu Thôn, thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Mỗi khi đến ngày họp chợ, những người làm nghề mai mối sẽ xuất hiện, cầm trong tay thông tin của hơn chục cô gái trẻ đã đến tuổi lấy chồng ở những khu vực lân cận vốn là đối tượng tìm kiếm của những chàng trai độc thân.

Người dân địa phương gọi lễ vật mà bên gái thách cưới là "mại" (bán) còn số tiền mà bên nhà trai phải chuẩn bị để trao cho phía nhà gái là "mãi" (mua) trong khi "chợ người" đảm nhiệm một chức năng quan trọng trong việc trao đổi và thỏa thuận giữa hai bên.

"Kết hôn khó" đang trở thành vấn đề đau đầu của đàn ông nơi đây, có những người thậm chí xem mặt đến 18 năm vẫn độc thân.

Chợ người ở nơi phụ nữ được trọng vọng như bà hoàng, 1 ngày gặp hơn 30 người đàn ông - Ảnh 1.

Một khu chợ ở thị trấn Tiêu Thôn, thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Thanh niên 24 tuổi xem mặt 7 năm vẫn chưa tìm được hồi kết

Ngày 25/1/2017 tức ngày 28 tháng chạp năm Giáp Thân, "chợ người" ở thị trấn Tiêu Thôn nườm nượp người qua lại. Đây cũng là ngày họp chợ cuối cùng của năm âm lịch nên dòng người đổ đến không khác gì "nước tràn bờ", khiến mọi ngõ ngách đều trở nên tắc nghẽn.

Nằm trong dòng người xuất hiện tại phiên chợ cuối năm hôm đó có Lã Phi Phi. Đây không phải lần đầu tiên chàng trai này đi "chợ người" và gặp gỡ các cô gái dưới sự giúp đỡ của bà mối, thế nhưng năm nay, cơ hội vẫn chưa đến với anh.

"Tôi đã đi xem mặt 7, 8 lần, gặp hơn chục cô gái nhưng cho đến giờ vẫn chưa thành công. Tôi bắt đầu có cảm giác chán nản và có phần cảm thấy tủi nhục", nét mặt chàng trai 24 tuổi hiện lên đầy vẻ tuyệt vọng.

Từ năm 2011 đến nay, năm nào Phi Phi cũng đi xem mặt, đến nay đã 7 năm liên tục, gặp gỡ hơn chục người nhưng chưa chọn được người phù hợp với bản thân.

Duy nhất một cô gái tiến được đến giai đoạn "ngã giá" song vì số tiền thách cưới lên đến 180.000 NDT (tương đương khoảng 600 triệu đồng) cao hơn rất nhiều so với số tiền 120.000 anh có thể chi trả nên hôn sự vì thế mà đổ vỡ, hai bạn trẻ cũng không một lần gặp lại nhau.

Chợ người ở nơi phụ nữ được trọng vọng như bà hoàng, 1 ngày gặp hơn 30 người đàn ông - Ảnh 2.

Lã Phi Phi sau giờ làm.

Vậy tại sao lại có tên gọi "chợ người"? Đằng sau hai chữ cái này chính là khoản tiền thách cưới được nói thẳng không chút ý tứ. Và chỉ cần hai bên đạt được thỏa thuận về khoản tiền đó, hai bên nam nữ có thể tiến hành mọi thủ tục liên quan đến hôn nhân trong vòng 1 tháng ngắn ngủi.

Kết hôn chớp nhoáng là một hiện tượng bình thường bởi sau thời gian 1 tháng đại sự này, nam nữ thanh niên đều phải ra ngoài làm thuê, trong thôn chỉ còn trơ lại người già và trẻ nhỏ. Báo chí Trung Quốc nôm na ví vọn những vùng quê như thế là "thôn rỗng ruột".

Năm này qua năm khác, các chàng trai đơn thân ôm tất cả những gì gia đình tích lũy được, xếp hàng chờ đợi bên ngoài cánh cửa hôn nhân không dễ gì vượt qua này.

Chợ người ở nơi phụ nữ được trọng vọng như bà hoàng, 1 ngày gặp hơn 30 người đàn ông - Ảnh 3.

Muốn lấy vợ, phía nhà trai phải chuẩn bị rất nhiều tiền, đồng thời phải có nhà cửa khang trang.

Phụ nữ giống như "hoàng hậu nương nương", một ngày xem mặt hơn 30 người đàn ông

Sau 6 năm, Lã Phi Phi nhớ đến cô gái mà anh từng từ chối và cảm thấy vô cùng hối hận.

Ở Khánh Dương, người dân có quan niệm tính tuổi kết hôn theo tuổi mụ. Vào năm 2011, Phi Phi 19 tuổi, bắt đầu đi xem mặt. Khi đó, tiền thách cưới chỉ chưa quá 80.000 NDT.

Bản thân chàng trai này người cao ráo, lại được học qua lớp nấu ăn, không chỉ một mà nhiều cô gái đã có cảm tình với anh. Thế nhưng, vì trong đầu khi đó vẫn có ý nghĩ kén chọn nên Lã Phi Phi đã từ chối không ít người.

"Khi đó tôi nghĩ mình chưa đến 20, điều kiện cũng tạm ổn nên muốn tìm một cô gái nào đó ưa nhìn một chút. Thật không thể ngờ, đừng nói đến xinh xắn, bây giờ đến không xinh cũng không tìm thấy", chàng trai trẻ chau mày rầu rĩ.

Tại đây, hầu hết mọi người đều thừa nhận, lễ vật tăng theo "giá thị trường". Vài năm nay, tiền thách cưới mà bên nhà gái yêu cầu bên nhà trai mỗi năm tăng thêm từ 10.000 đến 20.000 NDT.

"Con gái nhà người ta ‘bán’ được nhiều tiền như thế, tại sao con gái nhà tôi lại không được giá đó", một người làm nghề mai mối có tên Lý Hải Quân nói lại những lời tâm huyết của một gia đình có con gái đến tuổi lấy chồng.

Từ những năm 90, ông Lý đã bắt đầu làm nghề mai mối nên hơn ai hết, ông hiểu rõ tâm trạng của cả hai bên gia đình. Nếu tiền thách cưới của nhà gái thấp hơn giá thị trường, không chỉ hàng xóm nói ra nói vào mà nhà trai cũng vì thế mà coi thường cô gái được gả cho nhà mình.

Chia sẻ với trang báo điện tử Knews (Trung Quốc), ông Lý cho hay, thị trường hôn nhân những năm gần đây có thể nói là "thị trường của bên bán".

Bên nhà gái có quyền lựa chọn thoải mái. Những năm trước có khác đôi chút, tại những phiên "chợ người", người ta dễ bắt gặp cả nam lần nữ nhưng hiện nay, đi chợ tìm vợ chỉ thấy toàn đàn ông, không có bóng dáng cô gái nào.

Thay vào đó, các cô gái chỉ việc ngồi ở nhà chờ đợi các chàng trai lần lượt đến. Trong một ngày, một cô gái có thể gặp đến hơn 30 người đàn ông.

Chợ người ở nơi phụ nữ được trọng vọng như bà hoàng, 1 ngày gặp hơn 30 người đàn ông - Ảnh 4.

Ông Lý gặp gỡ gia đình Phi Phi bàn về chuyện mai mối.

Sinh cùng năm 1993 với Lã Phi Phi là Vương Vĩ. Anh này cho biết hồi học tiểu học, lớp của Phi Phi có 26 học sinh nữ, 18 học sinh nam. Hiện tại, 26 cô gái đều đã lấy chồng trong khi cả lớp mới có duy nhất 1 học sinh nam khi đó lấy vợ. Thế nhưng oái oăm thay, cậu bạn đó giờ cũng đơn thân.

"Sau khi sinh con, vợ cậu ta đòi ly hôn. Bây giờ không biết cậu ta có thể lấy được vợ nữa hay không".

Kết hôn như đánh trận, phải qua ngũ quan trảm lục tướng

Theo Sina, công cuộc lấy vợ của đàn ông Khánh Dương có thể được ví như đi đánh trận thời xưa. Họ phải vượt qua 5 cửa ải khó khăn nếu muốn rước được một phụ nữ về nhà, cụ thể:

Cửa thứ nhất là người môi giới.

Cửa thứ hai là ấn tượng của cô gái sau khi xem mặt.

Cửa thứ 3 là chuyện trò và hẹn hò sau khi xem mặt.

Cửa thứ 4 là thăm nhà hay nói cách khác là nhà gái đến khảo sát điều kiện, gia cảnh của nhà trai

Cửa cuối cùng đó chính là tiền thách cưới.

Chợ người ở nơi phụ nữ được trọng vọng như bà hoàng, 1 ngày gặp hơn 30 người đàn ông - Ảnh 5.

Những chàng trai ở cùng nhà trọ với Lạc Phi Phi ở thành phố.

Khoản tiền thách cưới vượt quá khả năng khiến hôn sự cửa Phi Phi dở dang khiến bố anh vô cùng lo lắng. Nguyên nhân là bởi dưới anh còn một cậu em trai chỉ kém có một tuổi.

Nếu anh trai không sớm kết hôn, cậu em không còn cách nào khác cũng phải đợi vì tài sản trong nhà chỉ có thể dồn cho 1 người.

Hiện tại cả gia đình anh cùng thống nhất cao độ 1 mục tiêu, đó là dù có phải vay tiền cũng phải lo cho anh lấy vợ trước. Họ cùng thỏa thuận với nhau, chỉ cần cô gái không có bệnh tật còn cao thấp, diện mạo xinh đẹp hay xấu xí đều không quan trọng, chỉ cần có thể bên nhau sống qua ngày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại