Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 của Triều Tiên
Một số chi tiết về kế hoạch của chính quyền Trump về các cuộc tấn công hạt nhân lớn vào Triều Tiên đã được nhà báo Mỹ Bob Woodward tiết lộ, trong đó nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công hạt nhân sẽ được thực hiện như một phần của kế hoạch “OPLAN 5027” nhằm thay đổi chế độ ở Triều Tiên.
Trả lời phỏng vấn NPR sau đó, ông Woodward nói rằng 80 vũ khí hạt nhân là một phần trong kế hoạch tấn công của Mỹ, trong đó có kế hoạch nhanh chóng giết chết lãnh đạo Triều Tiên, đặt Mỹ vào vị thế mạnh hơn để theo đuổi các hành động tấn công tiếp theo bao gồm một cuộc xâm lược để khuất phục đối thủ lâu đời của họ.
Nhà báo nổi tiếng của Mỹ nhấn mạnh thêm rằng trong khi Washington đang lên kế hoạch tìm cách bắn hạ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên để ngăn các cuộc thử nghiệm và cải thiện khả năng răn đe, vẫn có những lo ngại về hậu quả có thể xảy ra của hành động đó.
Tổng thống Trump được nói là đã giao quyền cho Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis phóng tên lửa đánh chặn để bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên trong các lần phóng thử nghiệm.
Trong một số cuộc phỏng vấn, tổng thống Trump đã nói với Woodward rằng ông coi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã “chuẩn bị sẵn sàng” để tham chiến với Mỹ và cuộc chiến quy mô đầy đủ “đến gần hơn nhiều so với những gì người ta có thể biết”.
Một phương án tấn công được Washington gọi là OPLAN 5015, sẽ chứng kiến các cuộc tấn công hạt nhân giết chết ban lãnh đạo Triều Tiên. Các kế hoạch như vậy đã được cập nhật trong năm đầu tiên nắm quyền của chính quyền Trump.
Căng thẳng giảm bớt sau khi Triều Tiên thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thứ hai là Hwasong-15 vào năm đó, đặt toàn bộ đại lục Mỹ trong tầm với của các cuộc tấn công nhiệt hạch của Triều Tiên.
Tên lửa được triển khai từ các bệ phóng di động, nhiều bệ phóng trong số này có thể được giấu trong mạng lưới boongke ngầm rộng lớn, kết hợp với tình trạng thiếu thông tin tình báo nghiêm trọng về Triều Tiên khiến khả năng một cuộc tấn công từ Mỹ giảm đi rất nhiều.
Triều Tiên kể từ đó đã phát triển một loạt các hệ thống tên lửa mới, bao gồm tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm để ngăn chặn giai đoạn hai, khiến triển vọng cho một cuộc tấn công của Mỹ dưới thời chính quyền Joe Bidden thậm chí còn mỏng hơn.
Các chi tiết khác về cuộc xung đột giữa Triều Tiên và Mỹ có trong cuốn sách bán chạy nhất gần đây: ‘Vật thể bất động: 70 năm chiến tranh của Triều Tiên trước sức mạnh Mỹ” có bán trên Amazon và trực tiếp từ nhà xuất bản.
Với sự ra đời của chính quyền Joe Biden, mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên, được dự báo xấu đi đáng kể khi giới lãnh đạo Mỹ có đường lối cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng.
Mặc dù quan hệ Mỹ-Triều Tiên có những cải thiện chưa từng có dưới thời chính quyền Donald Trump từ năm 2018, bao gồm các cuộc gặp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo và động thái đầy biểu tượng của Tổng thống Trump bước chân vào lãnh thổ Triều Tiên, nhưng năm đầu tiên của nhiệm kỳ ông Trump đã chứng kiến căng thẳng leo thang đáng kể và đã đưa cả hai nước đến bờ vực xung đột vào năm 2017.
Chính quyền Trump được nói không phải là chính quyền đầu tiên soạn thảo kế hoạch tấn công hạt nhân vào Triều Tiên. Và lo ngại của Bình Nhưỡng về cuộc tấn công như vậy là động lực chính để họ đầu tư phát triển kho vũ khí hạt nhân của riêng mình để ngăn chặn.