Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Hoa Kỳ (FDA) ngày hôm nay đã công bố bảng thành phần dinh dưỡng mới trên bao bì sản phẩm, nhằm đưa ra những thông số khoa học mới và chính xác hơn.
Bao gồm mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và các bệnh mãn tính như béo phì hay tim mạch. Bảng thành phần dinh dưỡng mới cho phép người tiêu dùng có thể chọn các sản phẩm dễ dàng hơn với các thông số được đưa ra cụ thể.
Vậy, so với loại nhãn cũ, bảng thành phần dinh dưỡng mới có những đặc điểm gì nổi bật?
1. Những thay đổi trong thiết kế và kiểu dáng
FDA vẫn giữ nguyên hình mẫu “kinh điển” của bảng dinh dưỡng trên sản phẩm thường thấy.
Tuy nhiên, có một vài sự thay đổi trong chi tiết đã được đưa vào như tăng kích cỡ font chữ cho phần “Calories”, “Serving per container” (Số lượng khẩu phần ăn trong 1 túi sản phẩm) và “serving size” (kích thước khẩu phần ăn).
Ngoài ra, các thông số trong phần calories và serving size cũng sẽ được in đậm. Tất cả những thay đổi này sẽ giúp người dùng hình dung ra được:
- Sản phẩm có bao nhiêu phần ăn
- Kích cỡ mỗi phần ăn là bao nhiêu
- Hàm lượng dinh dưỡng mỗi phần ăn cung cấp
Các nhà sản xuất sẽ phải chỉ ra số lượng thực, cũng như giá trị dinh dưỡng của vitamin D, canxi, sắt và potassium.
Bên cạnh đó, họ cũng có thể cung cấp số lượng các vitamin và khoáng chất khác. Tuy nhiên, phần này không mang tính bắt buộc.
Phần chân nhãn sẽ được thay đổi nhằm giúp người dùng hiểu rõ hơn về phần trăm giá trị dinh dưỡng (daily values).
“Phần trăm dinh dưỡng cho bạn biết có bao nhiêu dưỡng chất trong một khẩu phần ăn bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. 2,000 calo mỗi ngày là lời khuyên dinh dưỡng thông thường mà bạn có thể áp dụng”.
2. Các thông tin cập nhật hơn dựa trên khoa học dinh dưỡng
Đường phụ gia (tính theo gram) và phần trăm giá trị dinh dưỡng sẽ được đưa vào trong loại nhãn mới.
Các số liệu khoa học chỉ ra rằng rất khó có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với lượng calo giới hạn nếu bạn tiêu thụ nhiều hơn 10% lượng calo mỗi ngày từ đường phụ gia.
Khi người dùng hấp thu quá nhiều calo từ đường phụ gia, họ sẽ phải giảm lượng calo từ các chất xơ, vitamin và khoáng chất; do đó, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất là không tránh khỏi.
Điều này cũng thống nhất với hướng dẫn về dinh dưỡng tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 2015-2020.
Danh sách các dưỡng chất cần thiết hoặc hạn chế sử dụng sẽ được cập nhập. Vitamin D và potassium được yêu cầu có trên nhãn mới.
Canxi và sắt vẫn có tên trên nhãn như trước. Trong khi đó, vitamin A và C sẽ không bắt buộc hiển thị trên nhãn mới, tùy vào các nhà sản xuất.
Các thông số về “Lượng chất béo”, “chất béo bão hòa” và “chất béo chuyển hóa” vẫn được yêu cầu có trên bảng thành phần dinh dưỡng.
“Lượng calo từ chất béo” sẽ được bỏ bởi vì theo các nhà khoa học, loại chất béo quan trọng hơn số lượng của chúng.
Lượng chất dinh dưỡng như sodium, chất xơ và vitamin D sẽ được cập nhập,.
Dựa trên bằng chứng khoa học mới từ viện y khoa Hoa Kỳ và các báo cáo về dinh dưỡng, được sư dụng để phát triển thành quy chuẩn dinh dưỡng Hoa Kỳ 2015-2020.
3. Bổ sung kích thước khẩu phần ăn và những yêu cầu về nhãn hiệu cho những loại bao bì khác nhau
Theo luật thương mại liên quan tới thực phẩm, kích thước khẩu phần ăn phải dựa vào lượng thức ăn mà mỗi người tiêu thụ, không phải dựa vào số lượng mà họ nên ăn mỗi ngày.
Khẩu phần ăn mỗi ngày đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm năm 1993. Ví dụ, cùng với lượng thực phẩm như cũ trong bao bì, bạn có thể tiêu thụ gấp đôi so với 20 năm trước.
So với thời điểm 20 năm trước, khẩu phần ăn của mỗi người đã thay đổi. Ví dụ, với một sản phẩm dành cho 4 người ăn trước đây, bây giờ chỉ có thể sử dụng cho 3 người với lượng calo tiêu thụ tăng từ 200 đến 270 calo.
Kích thước của bao bì sẽ ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm.
Với những sản phẩm cho một đến hai phần ăn, các nhà sản xuất phải chỉ ra lượng calo và dưỡng chất cho một phần ăn vì thông thường, mọi người có thể sẽ ăn vượt quá số lượng dành cho một người.
Với một vài loại sản phẩm có số lượng khẩu phần ăn trong một túi sản phẩm lớn, nhưng có thể tiêu thụ trong một lần hay nhiều lần.
Các nhà sản xuất phải sử dụng nhãn “cột ghép” để chỉ ra rằng lượng calo và dưỡng chất ở trong một khẩu phần ăn và trong cả gói sản phẩm.
Với nhãn kiểu này, người tiêu dùng sẽ nắm bắt được lượng calo và dưỡng chất hấp thụ nếu tiêu thụ cả gói sản phẩm một lúc.
4. Thời hạn thi hành
Các nhà sản xuất sẽ phải sử dụng loại nhãn mới này trước ngày 26/7/2018. Tuy nhiên, với các công ty có doanh số bán mỗi năm ít hơn 10 triệu USD, thời hạn thi hành sẽ được lùi xuống một năm nữa.
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:
1. Tại sao lại phải thay đổi bảng thành phần dinh dưỡng?
Loại nhãn đang được sử dụng đã khá lạc hậu khi được dùng hơn 2 thập kỷ qua.
Để người dùng được cập nhập những thông tin chính xác về dinh dưỡng trong loại thực phẩm họ đang tiêu dùng, việc thay đổi nhãn thành phần dinh dưỡng là cần thiết.
Các thay đổi này dựa trên các thông tin khoa học, những nghiên cứu về sức khỏe và dinh dưỡng mới nhất; cùng với lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng và cộng đồng.
2. Những điểm thay đổi chính trong loại nhãn mới là gì?
Loại nhãn mới sẽ cập nhập danh sách các loại dinh dưỡng cần thiết, những yêu cầu về kích cỡ khẩu phần ăn với một thiết kế mới hơn. Qua đó, người dùng có thể đưa ra những quyết định chính xác về loại thực phẩm mà họ chọn.
3. Tại sao lượng đường phụ gia được bổ sung trong nhãn mới?
Các bằng chứng khoa học cho thấy người tiêu dùng nên giảm lượng calo hấp thụ từ đường phụ gia.
Các nhóm chuyên gia như Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Viện hàn lâm Khoa nhi Hoa Kỳ, Học viện Y dược và WHO đều khuyến cáo giảm lượng đường phụ gia tiêu thụ.
Số liệu khoa học chỉ ra rằng rất khó có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với lượng calo giới hạn nếu bạn tiêu thụ nhiều hơn 10% lượng calo mỗi ngày từ đường phụ gia.
Trung bình, người Mỹ hấp thụ khoảng 13% lượng calo từ các loại đường phụ gia, chủ yếu từ các đồ uống như nước ngọt, nước trái cây, cà phê và trà; cũng như các loại đồ ăn vặt.
Trên thực tế, đường phụ gia đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của con người.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ một lượng lớn đường phụ gia, chúng ta sẽ phải giảm lượng chất xơ và các loại vitamin và khoáng chất khác nếu muốn tuân thủ quy định về lượng calo cho cơ thể.
Do đó, việc thêm thông tin về đường phụ gia sẽ giúp người tiêu dùng biết được lượng đường phụ gia có trong thực phẩm.
Họ sẽ đưa ra quyết định giảm lượng đường phụ gia hay không, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của cá nhân.
Điều luật cuối cùng quy định có thêm dòng "Includes X g Added Sugars" (Bao gồm x gram đường phụ gia) dưới mức Total Sugars (tổng lượng đường), giúp người tiêu dùng hiểu được bao nhiêu đường đã được cho vào sản phẩm.
Những thay đổi về nhãn mới đã được công bố tại Mỹ và sớm được áp dụng.
4. Có phải nhãn mới sẽ giúp người tiêu dùng biết được họ nên ăn gì?
Bảng thành phân dinh dưỡng mới được thiết kế nhằm cung cấp thông tin giúp người dùng đưa ra quyết định chính xác về loại thực phẩm họ sẽ mua. Họ có thể hiểu được về thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm để chọn các loại thực phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của gia đình.
5. Tại sao chất béo chuyển hóa (trans fat) vẫn được niêm yết trên nhãn nếu FDA đã muốn loại bỏ nó?
Trên thực tế, các loại chất béo chuyển hóa sẽ được cắt giảm chứ không loại bỏ hoàn toàn khỏi thực phẩm. Do vậy, FDA sẽ tiếp tục yêu cầu các nhà sản xuất đưa thông tin về chất béo chuyển hóa lên nhãn. Chưa có nguồn tài liệu nào được công nhận là chính xác nhất trong việc đưa ra mức giới hạn hấp thu chất béo chuyển hóa nên các nhà khoa học chỉ khuyến cáo hạn chế sử dụng các sản phẩm với lượng chất béo này quá cao.
6. Tại sao vitamin D và potassium lại được thêm vào trong loại nhãn mới?
Vitamin D và potassium là những thành phần mà người Mỹ thường thiếu trong chế độ dinh dưỡng. Việc thiếu hụt vitamin D và potassium sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Vitamin D cần thiết cho xương trong khi potassium giúp giảm huyết áp.
7. Tại sao vitamin A và C lại không cần thiết trong nhãn mới?
Trong những năm 1990, chế độ dinh dưỡng của người Mỹ thường thiếu vitamin A và C. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra ở thời điểm hiện tại. Các nhà sản xuất vẫn có thể đưa thông tin về lượng vitamin A và C nếu muốn.
8. Nhãn mới sẽ trông hoàn toàn khác?
Bạn vẫn sẽ nhận ra được nhãn thực phẩm với việc thay đổi lần này. Tuy nhiên, loại nhãn mới đã được cải tiến và đưa vào nhiều thông tin liên quan tới sức khỏe hơn như đã trình bày ở trên.
9. Tôi nghe nói rằng kích thước khẩu phần ăn sẽ lớn hơn. Điều đó nghe chừng không hợp lý với vấn đề béo phì đang gia tăng trong thời điểm hiện tại?
Việc kích thước khẩu phần ăn tăng lên hay giảm đi sẽ phụ thuộc vào loại sản phầm. Theo luật, kích thước khẩu phần ăn phải dựa vào lượng thức ăn mà mỗi người tiêu thụ, không phải dựa vào số lượng mà họ nên ăn mỗi ngày.
Với nhiều người, việc chính phủ quyết định dùng loại nhãn mới sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng của họ.
10. Các nhà sản xuất sẽ phải áp dụng loại nhãn mới này khi nào?
Các nhà sản xuất sẽ phải sử dụng loại nhãn mới này trước ngày 26/7/2018. Tuy nhiên, với các công ty thực phẩm có doanh số bán mỗi năm ít hơn 10 triệu USD, thời hạn thi hành sẽ được lùi xuống một năm nữa.
11. Loại nhãn mới này có áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu?
Các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ cũng phải tuân thủ theo những quy định trên.