Là loài chim nhỏ nhất thế giới nhưng lại có khả năng vỗ cánh không một loài chim nào địch nổi, chim ruồi (hummingbird), sinh vật đẹp đẽ được mệnh danh là "mỹ nhân trong thế giới loài chim" ẩn chứa những bí mật thú vị và "đức tính" nào khiến chúng ta chiêm nghiệm?
1. Nhỏ nhưng "có võ"
Vút bay nhanh hơn chim cắt (sinh vật từng xác lập là có tốc độ bay nhanh nhất trong thế giới động vật) không đâu khác chính là chim ruồi.
Khó có thể ngờ, với kích thước cơ thể của loài chim ruồi nhỏ nhất trong thế giới loài chim: Chỉ bằng con ong nghệ nặng vỏn vẹn 2g, chúng lại có khả năng vút bay nhanh nhất hành tinh, không loài nào địch nổi, ở vận tốc: 93km/h (khoảng 25 mét/giây).
Chim ruồi là loài động vật bay nhanh nhất thế giới. Nguồn minh họa: Cloudfront.net.
Câu chuyện về tốc độ bổ nhào kỷ lục của chim ruồi liên quan đến những ấn tượng mà chim ruồi đực muốn tạo trước con cái.
Khi mùa sinh sản đến, nàng chim ruồi cái sẽ ghé thăm lãnh địa của con đực, ngay lập tức chàng ta sẽ thể hiện màn phô diễn sức mạnh để "cưa" cô nàng: Bổ nhào từ độ cao 30m với vận tốc cực đỉnh 25mét/giây. Cú bổ nhào này khiến chiếc tàu vũ trụ "tăng ga" trở về Trái Đất cũng phải "hít khói".
Chưa hết, cơ thể nhỏ nhắn của chim ruồi còn giúp chúng có khả năng bay linh động như trực thăng. Chúng có thể bay tới, bay lui ở các vận tốc từ 13 mét/giây đến 25 mét/giây.
=> Thay vì tự tin và cố chấp với những giới hạn của bản thân, hãy khám phá những ưu điểm để biến chúng thành sức mạnh của riêng mình. Bạn sẽ không biết mình có những điểm mạnh cho đến khi thôi chỉ nhìn những yếu kém của bản thân.
Không ai là hoàn hảo trên đời, vì thế, hãy nhìn nhận bản thân một cách công bằng để cho chính mình cơ hội trở nên khác biệt!
2. Show Your True Colors - Hãy là chính mình!
Bộ vũ tuyệt vời của chim ruồi. Ảnh: Internet.
Cũng giống như đại bàng, sức mạnh thâu tóm bầu trời của chúng có được nhờ khả năng bất chấp sự cô đơn để thỏa mãn đam mê chinh phục bão tố.
Đối với chim ruồi, tuy cơ thể chúng nhỏ bé nhưng chúng bay rất nhanh và bền bỉ. Số lần đập cánh trong không trung đạt đến 70 lần/giây. Chưa hết, điểm nổi bật nhất ta dễ nhận thấy ở chúng là bộ lông có những sắc màu tuyệt đẹp.
Màu sắc của lông khiến chúng khác biệt hoàn toàn với các loài chim khác vì chúng có khả năng điều chỉnh độ sáng màu khác nhau của bộ lông (thay đổi màu lông) dưới ánh nắng Mặt trời.
Cả đại bàng và chim ruồi (2 loài khác biệt về kích cỡ cơ thể rõ rệt) đều có những thế mạnh và sắc màu riêng. Dù chúng bé nhất hay to lớn nhất, chúng biết phát huy ưu điểm để trở nên khác biệt.
=> Thay vì ước muốn những thứ người khác có, bạn hãy tập trung năng lượng để khai thác sức mạnh của riêng bản thân mình. Dù thành hay bại, hãy cứ là chính mình!
3. Hiệu quả
Tạo hóa ban cho chim ruồi chiếc mỏ dài dể hút mật hoa, vì chủ yếu ăn mật hoa nên chúng còn được gọi với cái tên chim ong.
Vì phải hút mật hoa thường xuyên nên việc chu du khắp nơi tìm mật chính là "kế sinh nhai" cả đời của chim ruồi.
Nguồn: Ferrebeekeeper.
Tạo hóa lại ban cho chim ruồi có trí nhớ cực kỳ chuẩn xác. Điều này rất có ý nghĩa trong việc kiếm mật hoa của chúng. Để tránh mất thời gian và năng lượng vào những bông hoa đã hút mật, chúng sẽ ghi nhớ vị trí cùa cánh đồng hoa và vị trí từng bông hoa chúng đã hút.
Điều này giúp chúng có thể trở lại vùng hoa sau một thời gian hoa tái tạo mật mà không bị nhầm lẫn.
=> Hãy lập cho mình thói quen quản lý giờ giấc và tư duy hệ thống để luôn sắp xếp công việc có hiệu quả nhất mà không lãng phí thời gian vô ích.
4. Hết lòng vì gia đình
Chuyện kể rằng, chim ruồi và trứng của nó là món ăn khoái khẩu của loài rắn. Tuy nhiên, đối với chim ruồi, nếu phát hiện kẻ thù đáng sợ và đầy sức mạnh kia nhăm nhe ăn thịt con của nó, loài chim bé nhỏ ấy sẽ đánh đuổi kẻ thù bằng tất cả sức lực và sự sống của mình. Có thể kết cục, chim ruồi mẹ không thể sống sót trong vòng cuộn xiết của kẻ thù. Nhưng có hề chi, nó đã chiến đầu hết mình vì đàn con nhỏ của mình.
Mặc dù nhỏ nhắn nhưng chim ruồi sẽ trở nên cực kỳ hung dữ nếu có kẻ xâm phạm vào lãnh thổ và tổ của chúng.
Để ngụy trang, chúng thường làm tổ cho gia đình của chúng tại chính những vùng có nhiều hoa để tiện cho việc kiếm ăn và tránh xa kẻ thù.
Chất liệu tổ chim và màu sắc của tổ thường tương đồng với khu vực chúng sinh sống, kiếm ăn. Nhờ trí siêu việt, chúng không khó để nhận ra nơi ở của mình.
Cũng giống như nhiều loài khác, chim ruồi hết lòng vì tổ ấm của nó. Ảnh: Pinimg.com.
=> Dù mải miết xây thành công, bạn cũng đừng quên chăm chút và bảo vệ lấy tổ ấm gia đình mình. Bởi, cả khi thành-bại trong cuộc sống, khi mỏi mệt với những lo toan tính toán, gia đình vẫn là nơi chúng ta muốn trở về nhất.
5. Biết dừng lại khi thấy mệt mỏi
Nếu như ở người, nhịp tim trung bình của chúng ta ở mức 60 - 100 nhịp mỗi phút ở trạng thái nghỉ ngơi, thì đối với loài chim vỗ cánh 70 lần/giây này, con số là 1.200 nhịp đập/phút.
Nếu ở trạng thái nghỉ ngơi, chim ruồi hít thở khoảng 250 nhịp/phút, số nhịp sẽ tăng lên rất nhiều lúc nó bay. Để có được năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể, yêu cầu chim ruồi phải ăn 5 - 8 lần mỗi giờ.
Khi cảm thấy mệt mỏi, mong bạn hãy cho mình chút thời gian nghỉ ngơi để sống cân bằng hơn, như loài chím ruồi nhỏ xinh ấy. Nguồn: Hummingbirds Plus.
Tuy nhiên, vào mùa đông, khi lượng thức ăn trở nên khan hiếm, để tránh bị uể oải và mệt mỏi do thiếu đường, chúng sẽ tiết chế và điều chỉnh quá trình đập cánh chậm hơn để tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra, chúng thường trú trong tổ của mình để tránh đốt cháy quá nhiều năng lượng trong mùa thức ăn hiếm hoi.
=> Cũng giống như Mặt trời "đi ngủ" vào cuối mỗi ngày, hãy tập ngủ, nghỉ thật thoải mái sau những giờ làm việc vất vả. Điều này không những giúp bạn tái tạo năng lượng của bản thân mà còn không khiến bạn bị cạn kiệt sức lực một cách nhanh chóng.
Bài viết thảm khảo các nguồn: Mindfueldaily, Linkedin