“Chiêu bẩn” cạnh tranh trên thị trường địa ốc

Nguồn cung dồi dào, trong khi cầu lại đang chững lại khiến “cuộc chiến” cạnh tranh bán hàng trên thị trường ngày càng khốc liệt, thậm chí đã xuất hiện lắm “chiêu”, nhiều trò của giới “cò đất”.

Miếng bánh thị trường ngày càng thu hẹp

Báo cáo của CBRE Việt Nam mới đây cho thấy, nguồn cung căn hộ trên thị trường đang rất lớn, nhưng sức mua lại giảm khá mạnh tới 50%.

Điều này dẫn tới cuộc cạnh tranh về sản phẩm ngày càng gay gắt. Không còn cách nào khác, nhiều đại gia địa ốc đang tập trung vào chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiến độ, giảm giá thành…

Giới chuyên môn đã đánh giá khá tốt nhiều DN đã khẳng định được uy tín, có mức tăng trưởng cao trong miếng bánh thị trường ngày càng thu hẹp.

Đơn cử như chuỗi dự án Vinhomes của tập đoàn VinGroup, chuỗi dự án căn hộ cao cấp Goldmark City, Goldsilk Complex của TNR Holdings, The Pride của Hải Phát, chuỗi dự án của FLC Group…

Bên cạnh đó, có công ty đã tạo dấu ấn rõ nét trên thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm khi thu hút được 300 triệu USD vốn FDI.

Tuy nhiên, do sự cạnh tranh quá nóng của thị trường, bên cạnh những doanh nghiệp có chiến lược phát triển đúng đắn, thì thị trường ngày càng xuất hiện nhiều thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, nhằm bán được hàng bằng mọi giá, gây thiệt hại lớn cho khách hàng.

Cẩn trọng dính chiêu ‘bẩn’ khi mua chung cư cao cấp

Nhiều chủ dự án đã buông lỏng việc quản lý các kênh phân phối, dẫn đến đưa ra nhiều thông tin không đúng về dự án, hứa hẹn những chính sách ưu đãi ngoài chủ trương của chủ đầu tư, làm khách hàng hoang mang khó lựa chọn và đôi khi làm ảnh hưởng đến uy tín chủ đầu tư.

Một vài công ty BĐS còn lập ra trang web để tung các thông tin tư vấn sau sự thật về dự án của đối thủ cạnh tranh nhằm lôi kéo khách hàng về dự án của mình.

Điều này gây thiệt hại lớn cho khách hàng khi họ bị lôi kéo và tiếp cận đến những thông tin không đúng sự thật.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Trương Phương Thảo, trú tại Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội cho hay, do chồng chuyển nơi làm việc nên gia đình chị đang có ý định mua một căn hộ chung cư cao cấp tại khu vực Hà Đông (Hà Nội).

Dự án chị quan tâm là GoldSilk Complex tại khu cầu Am (Hà Đông), tìm kiếm thông tin trên mạng, chị đã gọi tới số điện thoại tư vấn của một sàn giao dịch BĐS có đăng quảng cáo về dự án này.

Tuy nhiên, khi gọi đến, chị Thảo rất bất ngờ với việc tư vấn không giới thiệu cặn kẽ về dự án Goldsilk Complex mà lại cố tình đưa ra một số “điểm yếu” như không có hệ thống PCCC, không có view, chất lượng nhà thầu không biết thế nào… mà lại nhanh chóng giới thiệu một dự án khác mà chị chưa biết tới ở cùng khu vực trên.

Sau đó, tư vấn “Chị nên lấy dự án bên em, đừng lấy GoldSilk Complex”.

Vì đang quan tâm đến dự án, nên chị Thảo đã trực tiếp liên hệ với chủ đầu tư để tìm thông tin chính thức, thì được biết đó đều là thông tin sai sự thật.

Để thẩm tra thêm, chị Thảo đã phải nhờ một người bạn làm trong lĩnh vực xây dựng thẩm tra thông tin về dự án Goldsilk Complex, thì dự án đều đáp ứng về PCCC và đầy đủ tiện ích, tiện độ, chất lượng…

Chị Phương Thảo chỉ là một trong số rất ít những khách hàng rơi vào mê hồn trận của nhân viên tư vấn bất động sản.

Ở một khía cạnh khác, khi thị trường nhà đất “đóng băng”, nhiều DN địa ốc gặp khó khăn, lao đao thì trên thị trường cũng đã xuất hiện “chiêu bẩn” cạnh tranh không lành mạnh.

Khi đó, rất nhiều dự án BĐS tại Tp.HCM phải “cắt máu” giảm giá, tung hàng “độc” nhằm lôi kéo khách hàng để bán được hàng.

Bên cạnh đó, không biết thông tin từ đâu nhưng trên thị trường khách hàng hoang mang với rất nhiều thông tin cho rằng nhiều đại gia nọ, dự án kia sắp phá sản, khiến người mua không dám “xuống tiền”…

Nói như ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Công ty Phát Đạt thì bối cảnh thị trường khi đó không thể nói là công ty phát triển tốt, nhưng phá sản là không thể bởi DN ông vẫn đang tìm mọi cách để đưa ra thị trường sản phẩm hợp lý, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.

Xảy ra những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh trên, có lẽ có nhiều dự án tồn kho lớn, chiết khấu cao khiến “cò” làm ăn chụp giật, bất chấp đạo đức kinh doanh.

Tìm hiểu kỹ dự án trước khi xuống tiền

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch – Giám đốc điều hành Văn phòng Luật sư SB Law, những trường hợp như vậy là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có yếu tố lừa dối người tiêu dùng, vi phạm nguyên tắc cạnh tranh. Người dân nên cảnh giác và không nên tiến hành giao dịch.

Do đó, khi tìm hiểu để mua nhà, cần quan tâm cả điểm mạnh điểm yếu, tình trạng pháp lý của dự án, nên tìm đến các dịch vụ tư vấn bất động sản uy tín để có được thông tin chính xác về dự án và các chủ đầu tư uy tín.

Theo kiến nghị của luật sư Hà, cơ quan quản lý nhà nước cần tạo cơ chế, áp dụng công nghệ để người dân có quyền và được xác nhận về tình trạng thế chấp của dự án mà họ quan tâm và có ý định mua.

Đây là vấn đề mấu chốt trong các vụ việc lựa chọn một căn hộ cần mua, sẽ tránh được khá nhiều rủi ro cho người dân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại