Tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 (Shilka) là một trong những xe chiến đấu chủ lực được sử dụng trong cuộc xung đột tại Syria.
Chúng được sử dụng tích cực ngay từ thời kỳ đầu của cuộc xung đột. Trong những đợt tấn công của quân đội Syria, các cỗ máy chiến đấu này là hỏa lực yểm trợ tích cực cho các xe tăng, xe thiết giáp và bộ binh tiền tuyến.
Trong phòng ngự, các tổ hợp pháo tự hành giúp tăng cường sự vững chắc. Chúng cũng tham gia vào hoạt động hộ tống các cuộc hành quân và còn chứng tỏ được khả năng chiến đấu mạnh mẽ của mình tại các trận giao tranh trong thành phố.
Các tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Đông vào mùa xuân năm 1970 trong thành phần các đơn vị của Liên Xô tới Ai Cập.
Xe tăng được trang bị giáp "lồng".
Cùng với các tổ hợp phòng không S-125 (Pechora), "Shilka" và những tổ hợp tên lửa vác vai, pháo phòng không tầm thấp được sử dụng thường xuyên để bảo vệ không phận của quốc gia Ả Rập này.
Thời kỳ đỉnh cao của tổ hợp pháo phòng không tự hành này là cuộc chiến tranh xảy ra vào năm 1973. Người Isarel, đương nhiên, dù đã biết rằng người Syria sở hữu những tổ hợp tự hành nói trên nhưng vẫn không tìm được phương án đối đầu.
Bởi vậy, "Shilka" đã đẩy không quân Isarel lên độ cao mà rất dễ bị các tổ hợp tên lửa cơ động và cố định của Liên Xô tiêu diệt. Trong danh sách các mục tiêu bị bắn hạ của ZSU-23-4 có những máy bay cường kích A-4, thậm chí cả các máy bay tiêm kích F-4 Phantom II hiện đại vào thời điểm đó.
Một số cỗ máy này, ở tình trạng "nguyên chiếc" đã rơi vào tay người Isarel dưới dạng chiến lợi phẩm. Họ thậm chí còn sử dụng chúng, còn một số được chuyển cho Mỹ để thử nghiệm nghiên cứu.
Đến đầu cuộc nội chiến tại Syria, Quân đội nước này sở hữu khoảng 400 tổ hợp "Shilka". Trong những cuộc giao tranh ác liệt, một số tổ hợp ZSU-23-4 đã bị phiến quân chiếm được.
Xe tăng được trang bị giáp "lồng".
Căn cứ vào tính chất của các cuộc giao tranh cho thấy rằng, hệ thống giáp của "Shilka" hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu khỉ chỉ dày có 9,2mm ở phần thân và 8,3mm ở phần tháp pháo.
Vì vậy, một vài cỗ máy này đã được tiến hành nâng cấp bằng cách treo thêm các "lồng sắt" dạng khung chống đạn, xích sắt và các tấm chống đạn tiểu liên và trung liên. Thậm chí chúng còn trang bị cả hệ thống định vị sóng. Và tổ hợp phòng không tự hành này gần như đã biến thành một cỗ máy hỗ trợ hỏa lực đúng nghĩa.
Hiện nay, tổ hợp pháo phòng không "Shilka" tiếp tục đập tan quân khủng bố để đưa cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế tới thời khắc thắng lợi.
Cuộc nội chiến diễn ra tại các thành phố luôn luôn vô cùng khốc liệt. Khi sở hữu những vũ khí hủy diệt hiện đại thì sẽ biến "tuổi đời" của xe thiết giáp trên chiến trường trở nên ngắn ngủi.
Tất cả những ai muốn bảo vệ xe tăng hoặc xe thiết giáp của mình đều cần phải trang bị cho nó hệ thống phòng vệ tự chế, đôi khi có hình dáng hết sức kỳ dị.
Các tấm chắn lắp đặt trên các xe tăng của Quân đội Syria được thực hiện một cách vững chắc, thể hiện sự am hiểu về kỹ thuật, sự thống nhất và quy mô.
Những chi tiết thiết kế bảo vệ rõ ràng được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn cho thấy hệ thống hỗ trợ kỹ thuật hoạt động nhuần nhuyễn và tích cực ứng dụng những cải tiến kỹ thuật mới cho quân đội.