Chiến tranh thương mại căng thẳng, doanh nghiệp Trung Quốc rót nhiều tỷ USD vào Đài Loan

Trng Mến |

Cho đến nay, Đài Loan là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ sự dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Từ đầu 2019, 52 công ty Trung Quốc đã cam kết đầu tư khoảng 9 tỷ USD vào đảo Đài Loan.

Đài Loan, nơi tập trung nhiều công ty sản xuất hàng điện tử hàng đầu của thế giới, đang cố gắng giúp các công ty của nước này tìm kiếm địa điểm sản xuất tại một nước châu Á khác ngoài Trung Quốc khi mà thuế phía Mỹ áp với hàng Trung Quốc tăng quá cao đe dọa gây hại đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việc Tổng thống Trump quyết định tăng thuế với khoảng 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc vào tuần trước hẳn đã củng cố thêm quyết tâm rời Trung Quốc của những công ty Đài Loan nào trước đó còn lưỡng lự về việc có nên chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc hay không, theo một quan chức chính quyền Đài Loan, ông Kung Ming-hsin. Sau Đài Loan, Việt nam và Ấn Độ là những điểm đến được nhiều công ty Đài Loan ưa thích.

Ông Ming-hsin chỉ ra: “Các công ty Đài Loan có thể chuyển hoạt động sản xuất của nhiều linh kiện chủ chốt, giá trị cao về Đài Loan, tuy nhiên hoạt động lắp ráp và sản xuất hàng loạt linh kiện phổ thông sẽ được chuyển sang Đông Nam Á”.

Đã nhiều năm nay, các công ty công nghệ lớn của thế giới, từ Apple cho đến Dell Technologies đã phụ thuộc vào lực lượng lao động và sức sản xuất dồi dào của Trung Quốc nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm, từ iPhone cho đến máy tính.

Giờ đây, với lời đe dọa đánh thuế của Mỹ, cáo buộc gián điệp phần cứng và sự trỗi đậy của các nền kinh tế Đông Nam Á, nhiều công ty công nghệ đang tính đến việc ít nhất sẽ chuyển một phần sản xuất khỏi nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á.

Cho đến nay, Đài Loan là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ sự dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Tính từ đầu năm nay, 52 công ty Trung Quốc đã cam kết đầu tư khoảng 9 tỷ USD vào đảo Đài Loan như một phần trong chương trình của chính quyền nhằm khuyến khích các công ty Đài Loan có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc chuyển sản xuất về Đài Loan.

Đương nhiên, sẽ còn lâu Trung Quốc mới để mất vị thế công xưởng hàng điện tử lớn của thế giới nhưng xu thế này đang hiển hiện rõ nét hơn khi mà Mỹ và Trung Quốc đối đầu về chính trị và kinh tế, nhiều công ty cố gắng né tránh tác động.

Điều này sẽ làm thay đổi chuỗi cung ưng toàn cầu thành 2 phần khác biệt, một phần chuyên phục vụ cho thị trường của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, phần còn lại phục vụ cho Mỹ và các thị trường khác ngoài Trung Quốc.

Dù không có quan hệ ngoại giao chính thức, quan chức chính quyền Đài Loan đang giúp các doanh nghiệp đối thoại với chính phủ nhiều nước châu Á khác về thuế, trợ cấp và phát triển các khu vực công nghiệp.

Tuy nhiên ông Kung cũng như người đứng đầu nhiều doanh nghiệp Đài Loan khác có chung nỗi lo lắng rằng hệ sinh thái sản xuất các sản phẩm điện tử tại Đông Nam Á sẽ còn lâu mới có đủ khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại