Chiến thắng vĩ đại 7/1, Campuchia hồi sinh và chuyện Đại sứ Liên Xô bảo vệ sự chính nghĩa của Việt Nam

Nhật Minh |

"Việt Nam không làm gì sai"- Đại sứ Liên Xô tại LHQ Oleg Troyanovsky khẳng định khi nói đến vai trò của quân tình nguyện Việt Nam trong công cuộc đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt.

LTS: Ngay sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (30-4-1975), quân và dân ta lại phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn Pôn Pốt - Ieng Sary ở biên giới phía Tây Nam.

Đêm ngày 30-4-1977, lợi dụng lúc quân và dân ta kỷ niệm 2 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tập đoàn Pôn Pốt đã mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam.

Trước hành động khiêu khích, xâm phạm biên giới của quân Pôn Pốt, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm mong muốn Việt Nam và Campuchia đàm phán ký kết hiệp ước về biên giới giữa hai nước trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tiếp tục phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới của Chính phủ ta đều bị tập đoàn Pôn Pốt từ chối. Chúng tiếp tục phát động chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam nước ta, buộc chúng ta phải tổng phản công, cùng quân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng.

Trong cuộc chiến chính nghĩa này, Liên Xô đã hỗ trợ tích cực cho Việt Nam, buộc quân Pôn Pốt phải tháo chạy khỏi Campuchia.

Chiến thắng "chấn động thế giới"

Theo Tiến sĩ Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương, trực thuộc Viện Đông phương học - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, vào tháng 1/1979, Liên Xô đã góp phần cùng với Việt Nam lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - một sự kiện được giới phân tích quốc tế mô tả là "chấn động toàn thế giới".

Các sư đoàn Việt Nam, với trang bị của Liên Xô, đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử. Viết trong cuốn "Pol Pot: The History of a Nightmare", tác giả Philip Short mô tả: "Tháng 1/1979, đối với đại đa số người Campuchia, Việt Nam đã xuất hiện như một vị cứu tinh".

Vào ngày 7-1-1979, lực lượng yêu nước tập hợp dưới ngọn cờ Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia, cùng sự hỗ trợ của bộ đội tình nguyện Việt Nam đã tiến vào giải phóng thủ đô Phnom Penh, lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.

Nhà phân tích Pankaj Jha - Giảng viên Trường Quan hệ Quốc tế Jindal, Đại học Toàn cầu O P Jindal, Sonipat (Ấn Độ) - nhận định, Việt Nam đã bảo vệ và cứu sống hàng triệu người dân Campuchia.

"Quân đội Việt Nam mặc dù có khẩu phần và vật tư hạn chế nhưng vẫn cố gắng bảo vệ người dân Campuchia. Nhờ có chiến dịch của Việt Nam mà Pôn Pốt đã phải tháo chạy" - Ông Jha viết.

Chiến thắng vĩ đại 7/1, Campuchia hồi sinh và chuyện Đại sứ Liên Xô bảo vệ sự chính nghĩa của Việt Nam- Ảnh 1.

Liên Xô sát cánh cùng Việt Nam

Theo báo cáo phân tích của Thiếu tá Hải quân Mỹ Luanne J. Smith vào tháng 9-1980, yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của Việt Nam trong chiến dịch giải phóng đất nước Chùa Tháp là sự khuyến khích và hỗ trợ từ phía Liên Xô.

Ngày 23-12-1978, quân tình nguyện Việt Nam cùng với lực lượng cách mạng Campuchia mở cuộc tổng phản công - tiến công chống Pôn Pốt trên toàn tuyến biên giới.

Ông Smith cho rằng, "Nếu không có sự hỗ trợ của Liên Xô trong việc lập kế hoạch và cung cấp trang bị ở thời điểm này, Việt Nam sẽ phải đối mặt với cuộc chiến tranh vô tận nhằm chống lại một đội quân đã được vũ trang và đào tạo bài bản cho các hoạt động du kích".

Lý giải về sự hỗ trợ của Liên Xô với Việt Nam, tờ Gazeta (Nga) cho hay, những tội ác của Pôn Pốt khiến giới lãnh đạo Liên Xô vô cùng phẫn nộ.

"Bè lũ Pôn Pốt - Ieng Sary đã theo đuổi một chính sách trắng trợn đối với các nước láng giếng" - Gazeta cho biết, những nhận định tương tự như thế này đã được nhiều tờ báo chính thống của Liên Xô đưa ra vào thời điểm đó.

Chiến thắng vĩ đại 7/1, Campuchia hồi sinh và chuyện Đại sứ Liên Xô bảo vệ sự chính nghĩa của Việt Nam- Ảnh 2.
Chiến thắng vĩ đại 7/1, Campuchia hồi sinh và chuyện Đại sứ Liên Xô bảo vệ sự chính nghĩa của Việt Nam- Ảnh 3.
Chiến thắng vĩ đại 7/1, Campuchia hồi sinh và chuyện Đại sứ Liên Xô bảo vệ sự chính nghĩa của Việt Nam- Ảnh 4.
Chiến thắng vĩ đại 7/1, Campuchia hồi sinh và chuyện Đại sứ Liên Xô bảo vệ sự chính nghĩa của Việt Nam- Ảnh 5.
Chiến thắng vĩ đại 7/1, Campuchia hồi sinh và chuyện Đại sứ Liên Xô bảo vệ sự chính nghĩa của Việt Nam- Ảnh 6.
Chiến thắng vĩ đại 7/1, Campuchia hồi sinh và chuyện Đại sứ Liên Xô bảo vệ sự chính nghĩa của Việt Nam- Ảnh 7.

Hình ảnh quân đội Việt Nam trong chiến dịch bảo vệ biên giới Tây Nam và hành trình giúp quân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Nguồn ảnh: TTXVN/QĐND

Theo bản nghiên cứu "Mối quan hệ Xô-Việt 1978-1988" do Tập đoàn tư vấn RAND (Mỹ) công bố tháng 12-1989, mặc dù không điều lực lượng tham gia trực tiếp vào chiến dịch của Việt Nam nhưng Liên Xô vẫn luôn hỗ trợ Việt Nam về mặt hậu cần, vật tư và cố vấn.

Trong giai đoạn này, viện trợ kinh tế và quân sự của Liên Xô dành cho Việt Nam luôn ở mức cao. Theo các báo cáo từ Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 27 (năm 1986), mức viện trợ kinh tế dành cho Việt Nam trong bản kế hoạch 25 năm của Liên Xô dự kiến tăng gấp đôi.

Mức viện trợ quân sự cho Việt Nam dường như đã đạt đỉnh, "nhưng vẫn rất hào phóng". Theo RAND, một phần lớn trong số viện trợ quân sự này được chuyển cho quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Các trang bị đáng chú ý bao gồm tiêm kích MiG, súng, tên lửa cùng các hệ thống radar.

Tương tự như báo cáo của Thiếu tá Smith, RAND cho biết, Liên Xô đã hỗ trợ cố vấn cho Việt Nam. Tuy nhiên, tổ chức tư vấn của Mỹ cho rằng, sự cố vấn của Liên Xô không hoàn toàn đóng vai trò quyết định, bởi "Quân đội Việt Nam là một lực lượng mạnh mẽ, được tổ chức tốt, và có thành tích xuất sắc".

Cố vấn quân sự Liên Xô chủ yếu phát huy vai trò hỗ trợ Việt Nam huấn luyện lực lượng không quân. Các chuyến hàng viện trợ quân sự được vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển tới Việt Nam. Bên cạnh đó, Liên Xô còn hỗ trợ đưa quân và trang thiết bị của Việt Nam tới chiến trường Campuchia.

Theo trang tin VK (Nga), xe tăng T-54 của Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia đã trở thành một biểu tượng cho ý chí sắt thép, đồng hành cùng lực lượng cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt.

Trong một cảnh quay hiếm hoi về chiến dịch biên giới Tây Nam, khi Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng cách mạng Campuchia xóa bỏ những cứ điểm cuối cùng của Khmer Đỏ ở biên giới phía tây Campuchia, một chiếc T-54B đã xuất hiện trong trạng thái bị hư hại đáng kể, với phần chắn bùn bị biến dạng, phần xích gần như lộ ra hoàn toàn.

Tuy nhiên, bất chấp những "thương tích" trên chiến trường, chiếc xe tăng vẫn tiếp tục hoạt động và thực hiện nhiệm vụ được giao.

Khoảnh khắc này đã tạo nên một hình ảnh đẹp. Theo VK, nó cho thấy "dường như những hư hại trên chiến trường không thể cản bước xe tăng T-54 của Việt Nam".

Ở mặt trận trên biển, Hạm đội 171 của Việt Nam - với trang bị là các tàu do Liên Xô viện trợ và tàu chiến lợi phẩm thu được sau 1975 - đã cùng với các quân chủng, binh chủng và lực lượng Quân đội cách mạng Campuchia bắn chìm 16 chiếc, bắn cháy 4 chiếc tàu thuyền chiến đấu của bè lũ Pôn Pốt - Ieng Sary, buộc chúng phải phá hủy 28 chiếc còn lại, góp phần giải phóng thành phố Kông Pông Xom, tỉnh Kô Kông, quân cảng Ream và thành phố Phnom Penh, giải phóng các đảo, vùng biển Campuchia.

Đại sứ Liên Xô tại Liên Hợp Quốc:

Việt Nam không làm gì sai

Tờ Washington Post (Mỹ) ngày 16-1-1979 đưa tin, Liên Xô đã phủ quyết nghị quyết của Liên Hợp Quốc (LHQ) yêu cầu các lực lượng quân đội nước ngoài, trong đó có quân tình nguyện Việt Nam, rút khỏi Campuchia.

Tại phiên họp của Hội đồng Bảo An LHQ ngày 11-1-1979, Liên Xô, Cuba và các quốc gia khác thuộc khối Xô Viết đã dành sự ủng hộ cho Việt Nam.

Mô tả lại phiên họp này trong cuốn "Saving strangers: Humanitarian intervention in international society", tác giả Nicholas J. Wheeler - Giảng viên cao cấp Khoa Chính trị Quốc tế, Đại học Wales - cho biết, Đại sứ Liên Xô tại LHQ Oleg Troyanovsky đã nêu bật những "tội ác khủng khiếp" mà Pôn Pốt đã gây ra, đồng thời bác bỏ cáo buộc Việt Nam vi phạm nguyên tắc "không can thiệp" (vào vấn đề nội bộ của quốc gia khác).

Chiến thắng vĩ đại 7/1, Campuchia hồi sinh và chuyện Đại sứ Liên Xô bảo vệ sự chính nghĩa của Việt Nam- Ảnh 8.

Quân tình nguyện Việt Nam trở về nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả với sự biết ơn của nhân dân Campuchia, tháng 9-1989. ẢNH: GETTY

Ông Troyanovsky ủng hộ lập trường của Việt Nam, trong đó nêu rõ Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia là "biểu hiện chân thực cho mong muốn của nhân dân Campuchia", đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến lật đổ Pôn Pốt, còn Việt Nam chỉ tự vệ mà thôi.

Các quốc gia ủng hộ công nhận Cộng hòa Nhân dân Campuchia (PRK) là chính phủ hợp pháp của đất nước Chùa Tháp đồng tình rằng, việc PRK lên nắm quyền là hệ quả từ sự đấu tranh chống chế độ diệt chủng của nhân dân Campuchia. Bên cạnh đó, sự hiện diện của quân tình nguyện Việt Nam tại đây là kết quả của Hiệp ước hữu nghị chính thức được ký kết với PRK.

Tới ngày 17-3-1979, theo tờ New York Times, Liên Xô một lần nữa phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo An LHQ, trong đó yêu cầu chấm dứt chiến dịch quân sự của Việt Nam tại Campuchia.

Tờ báo Mỹ cho biết, Đại sứ Troyanovsky đã giơ tay phản đối nghị quyết và khẳng định "Việt Nam không làm gì sai".

"Nghị quyết này cho thấy sự coi thường tình hình thực tế ở Campuchia, người dân ở đó đã lật đổ một chế độ gây căm phẫn và đang bắt đầu cuộc sống mới" - Ông Troyanovsky nhấn mạnh.

"Nếu không có bộ đội Việt Nam,
tất cả chúng tôi sẽ chết"

Cũng trong cuốn sách của mình, ông Nicholas Wheeler cho hay, đại đa số người dân Campuchia hoan nghênh quân tình nguyện Việt Nam như những vị cứu tinh.

Ông cho biết, dựa trên các cuộc phỏng vấn với những người dân Campuchia sống sót sau họa diệt chủng Pôn Pốt, nhà báo nổi tiếng người Anh Sir William Shawcross (hiện giữ chức vụ Ủy viên Bổ nhiệm công của Vương quốc Anh) đi đến kết luận rằng, Việt Nam thực sự đã giúp giải phóng Campuchia.

Báo cáo trên Oxfam (liên minh quốc tế gồm 20 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại hơn 90 quốc gia trên thế giới nhằm tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công) do tác giả Eva Mysliwiec viết cũng đưa ra nhận định tương tự.

Chiến thắng vĩ đại 7/1, Campuchia hồi sinh và chuyện Đại sứ Liên Xô bảo vệ sự chính nghĩa của Việt Nam- Ảnh 9.

Nayan Chanda - nhà quan sát dày dạn kinh nghiệm về khu vực - mô tả lại không khí ở Campuchia sau ngày Pôn Pốt bị lật đổ: "Tại hàng trăm ngôi làng Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam được chào đón bằng niềm vui và cảm giác không thể ngờ được. Quân Khmer Đỏ đã biến mất. Mọi người lại được tự do sống như những gia đình trọn vẹn, đi ngủ mà không lo sợ ngày hôm sau ra sao, cứ như thể sự cứu rỗi đã đến".

"Có một điệp khúc mà tôi thường xuyên nghe được từ những người dân Campuchia sống sót, đó là: Nếu bộ đội Việt Nam không đến, chúng tôi sẽ chết" - Chanda kể.

Theo tác giả Wheeler, đó là những bằng chứng mạnh mẽ để đi đến kết luận rằng, hành động của Việt Nam đã nhận được phản ứng tích cực từ phía người dân Campuchia và được họ hoan nghênh như hành động giải phóng đất nước.

Trong cuốn "Hun Sen: Strongman of Cambodia", khi trả lời phỏng vấn hai tác giả Harish Mehta và Julie Mehta, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Tối cao Quốc vương Campuchia - cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen một lần nữa khẳng định công lao to lớn của bộ đội Việt Nam đối với đất nước, nhân dân Campuchia.

"Không có bộ đội Việt Nam, chúng tôi sẽ chết" - Nhà lãnh đạo nhấn mạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại