Chiến sự Syria: Lý do bất ngờ sau việc Nga đột ngột “buông tay” ở Syria?

Vũ Thu Hương |

Nga dường như không thể một mình hậu thuẫn cho Syria nên mong muốn thúc đẩy phương Tây và các quốc gia Ả Rập ở vùng Vịnh chu cấp kinh phí cho việc

Theo Zamanalwsl, mối quan hệ của Nga với các khách hàng chưa bao giờ dễ dàng. Việc giữ gìn quan hệ với khách hàng cũng chưa bao giờ là đơn giản. Những cái tên khách hàng quen thuộc của Nga phải kể đến là Hungary, Tiệp Khắc, Cuba, Afghanistan, Ukraine...

Điều làm phức tạp mối quan hệ Nga-Syria, đôi khi còn gọi đây là mối quan hệ với khách hàng Nga, nằm ở việc lãnh đạo hai nước đều có ý chí mạnh mẽ.

Cả Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Syria Assad đều luôn giữ vững lập trường của mình. Ông Assad hoàn toàn không phải được Nga bảo hộ và lợi ích của Nga-Syria không phải lúc nào cũng giống nhau.

Chính phủ Syria đang chiến đấu để sinh tồn và không có lý do gì tự tay gạt bỏ những chiến thắng khó khăn của mình chỉ nhằm phù hợp với kẻ thù, những người tìm cách giành chiến thắng từ thất bại.

Rốt cuộc, Tổng thống Assad rất muốn giành lại chủ quyền của Syria và khôi phục lại toàn vẹn lãnh thổ của mình và để thực hiện được điều này, tốt nhất là cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của Nga.

Lập trường của ông Assad rõ ràng là trừ khi đạt được mục tiêu này, ông mới được yên ổn khỏi các thế lực nước ngoài.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Điện Kremlin có nhiều mục tiêu, bao gồm các mục tiêu không liên quan đến tình hình Syria. Đó có thể là việc tiêu diệt các nhóm khủng bố cực đoan từ nhóm người Hồi giáo Nga.

Sự can thiệp vào Syria ghi dấu sự trở lại của Nga thời hậu Xô Viết ở phía đông Địa Trung Hải. Trong khi đó, việc thành lập các căn cứ quân sự lâu dài của Nga ở Syria đã khẳng định rõ ràng ý định của Moscow về việc phát triển vai trò là trọng tài trong các vấn đề Trung Đông.

Theo đuổi điều này, Moscow mang hy vọng giành được ưu thế trong thỏa thuận với Mỹ. Điều này góp phần gia tăng mối quan hệ Nga-Mỹ và làm giảm căng thẳng giữa Nga với Châu Âu.

Vì lợi ích này, mà Nga luôn nỗ lực cân bằng mối quan hệ để ngăn chặn khả năng tạo ra sự bất hòa trong liên minh Nga-Syria, điều mà các thế lực bên ngoài luôn lợi dụng để gây hại.

Tuy nhiên, Moscow gần đây dường như đã phá vỡ quy tắc vàng này. Gần đây xuất hiện nhiều bài viết của các nhà tư tưởng và hoạch định ​​người Nga lên tiếng chỉ trích chính phủ Syria, bao gồm cả Tổng thống Assad.

Trong số đó, đáng chú ý nhất, có lẽ là bài báo có tựa đề Chiến tranh, kinh tế và chính trị ở Syria: Liên kết thất bại do cựu Đại sứ Nga tại Syria của ông Alexanderr Aksenenok, phó chủ tịch Hội đồng các vấn đề quốc tế có ảnh hưởng của Nga.

Bài báo thể hiện sự không hài lòng với ông Assad và dấu hiệu Moscow mong muốn chính quyền Syria phải chuyển các ưu tiên tái chiếm toàn bộ Syria sang việc phát triển đất nước sau chiến tranh. Hiện chính quyền Syria đã nắm quyền kiểm soát tới hơn 65% lãnh thổ.

Kremlin dường như không thể tiếp tục tài trợ cho cuộc chiến Syria và mong muốn thúc đẩy phương Tây và các quốc gia Ả Rập ở vùng Vịnh chu cấp kinh phí cho việc tái thiết Syria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại