Tình hình chiến sự gặp bất lợi ở Ukraine đặt ra nhiều khó khăn cho Tổng thống Putin (Ảnh: Reuters)
Việc Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine đã cho thấy mong muốn tột cùng của Tổng thống Putin khôi phục sự vĩ đại của nước Nga. Không thể phủ nhận sau 30 năm Liên Xô sụp đổ, Nga đã kế thừa và bảo tồn phần lớn di sản.
Ông Putin đã thu được những thành công không nhỏ trong sự nghiệp chính trị của mình. Nước Nga được nể trọng, kiêng dè ở châu Âu và trên thế giới. Công chúng quốc tế mến mộ ông chủ điện Kremlin như một mẫu hình chống lại cường quyền Mỹ.
Tâm lý “bài Tây” phát triển đến đỉnh điểm từ ngày 24/2 năm nay. Moscow có nhu cầu khuất phục Ukraine bằng vũ lực để gửi lời đáp trả đanh thép nhất đến tiền trình mở rộng NATO về phía Đông châu Âu, đồng thời giáng đòn cảnh cáo với người anh em lịch sử.
Moscow có thể lựa chọn cách tiếp cận khác hay không? Tại diễn đàn kinh tế “Nước Nga vẫy gọi” hồi năm 2011, Tổng thống Putin tuyên bố “nước Nga không gia nhập NATO và EU”. Quả quyết này chính thức vạch ra lằn ranh giữa Nga và phương Tây.
Nga không muốn làm “thành viên lớn - đồng hạng trong EU”, vì hệ thống pháp lý ràng buộc có tính liên minh sẽ ngăn cản ông Putin thực hiện tham vọng vĩ đại.
Trong mắt các chính trị gia chủ chốt Âu - Mỹ vẫn duy trì thái độ với Nga y hệt như Liên Xô. Còn nhớ trước đây, Tổng thống Nga Boris Yeltsin gửi bức thư đến Brussels tuyên bố muốn gia nhập NATO để chấm dứt tình trạng đối đầu Đông - Tây. Tuy nhiên, đề nghị này không được quan tâm.
Mặc dù Nga - NATO ký hiệp ước An ninh vào năm 1997, nhưng phát sinh vấn đề Chechnya khiến đôi bên mất lòng tin lẫn nhau. NATO lại kết nạp liên tiếp những thành viên ở Đông Âu khiến Moscow lo lắng. Kể từ đó, các học thuyết chính trị - an ninh tại xứ sở bạch dương luôn giành dung lượng lớn tìm cách giảm thiểu nguy cơ từ NATO.
Các đánh giá mới nhất cho rằng, nước Nga đang đi xuống, ảnh hưởng tới uy tín của ông Putin.
Mọi dự báo trước đó về tình hình tại Ukraine đều sai lệch, ngay cả tướng lãnh Nga cũng không lường trước khó khăn. Do đó, Kremlin liên tục thay đổi kế hoạch, cố gắng duy trì chiến tranh để tìm lối ra.
Quyền chọn lựa của Nga ngày càng ít đi khi Tổng thống Zelensky bây giờ chỉ đồng ý nối lại hòa đàm dựa trên các nguyên tắc do Kiev đặt ra. Kịch bản này rất khó xảy ra, bởi nó chẳng khác gì Nga thừa nhận thất bại toàn diện.
Do vậy, Kremlin sẽ cố gắng duy trì cuộc chiến , sử dụng chiến dịch tấn công phá hoại đối phương, kể cả khả năng mở rộng quy mô công kích sang các nước ủng hộ Ukraine là không thể loại trừ.
Đây chính là cơ sở để các nhà phân tích cho rằng, Tổng thống Putin và nước Nga đã đạt đến đỉnh cao và bắt đầu xuống dốc, con đường trước mặt thật sự tối tăm. Chỉ số lý tính về kinh tế, quốc phòng, ngoại giao đã củng cố cho nhận định này.
Giáo sư Lịch sử Michael Kimmage, Đại học Công giáo Mỹ đưa ra kịch bản khá bất ngờ, trận chiến cuối cùng và quyết định có thể không diễn ra tại Ukraine mà là trước sảnh Điện Kremlin hoặc trên đường phố Moscow...