Chương trình B-1A Lancer "chết từ trong trứng nước"
Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, sự xuất hiện của tên lửa đất đối không đã khiến không phận của Liên Xô trở nên đặc biệt nguy hiểm và việc các máy bay của Mỹ xâm nhập nó là một nhiệm vụ gần như là bất khả thi.
Ngoài ra các chiến lược gia chiến tranh trên không Hoa Kỳ trở nên "rối bời" giữa lựa chọn một máy bay chiến thuật sử dụng tốc độ và độ cao lớn hay một chiếc khác có khả năng "luồn lách" ở độ cao thấp là hiệu quả nhất.
Sau không dưới 4 chương trình nghiên cứu máy bay ném bom, B-1A đã bay thử lần đầu tiên vào tháng 1/1974. Độ cao lớn và tốc độ cao (Mach 2.22/15 km) đã giúp B-1A chiến thắng các mẫu thử khác.
Nguyên mẫu có số hiệu 76-0174 là nguyên mẫu cuối cùng (thứ 4) của B-1A.
Thật không may cho B-1A, nó đã gặp bất lợi nhưng lại là trong chính trị. Ứng cử viên Tổng thống Jimmy Carter coi máy bay ném bom là lãng phí và máy bay B-1A trong tình trạng "đóng băng" trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông.
Vào thời điểm những năm 70 của thế kỷ 20, Liên Xô đã trang bị hàng loạt các loại vũ khí tối tân như máy bay đánh chặn siêu âm MiG-25 Foxbat (Tốc độ Mach 3.2/độ cao bay 20~37.5km) và hệ thống tên lửa phòng không S-300 (tên NATO là SA-10 "Grumble") tầm bắn 75km (S-300P).
Loạt vũ khí tối tân nói trên đã phủ nhận phương án sử dụng máy bay tốc độ cao xâm nhập không phận Liên Xô.
Việc đó đồng nghĩa với những chương trình tương tự B-1A như máy bay ném bom chiến lược như XB-70 Valkyria siêu âm (Tốc độ Mach 3/độ cao bay 21km) đắt đỏ đã trở thành vô dụng.
Không quân Mỹ đã vật lộn với thách thức phải vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng lớp của Liên Xô bằng máy bay ném bom có người lái.
So sánh kích cỡ giữa các loại máy bay ném bom của Nga và Mỹ.
Chương trình B-1A trở thành B-1B Lancer, những vũ khí "mới, đẹp và tàng hình" để ném bom hạt nhân
Tổng thống Ronald Reagan đã được bầu dựa vào một lời hứa xây dựng lại quân đội Mỹ, đã tìm kiếm của một kiểu dáng máy bay ném bom mới và đẹp để thay thế máy bay ném bom B-52 cũ kỹ từ những năm 1960. Chương trình B-1 Lancer đã hoạt động trở lại.
Phiên bản B-1A được phát triển vào đầu năm 1970, nhưng việc sản xuất hàng loạt dưới thời Jimmy Carter đã bị hủy bỏ và chỉ có 4 nguyên mẫu được chế tạo.
Năm 1980, dự án B-1 lại được để ý đến do nó được phát hiện ra khả năng thâm nhập độ cao thấp và ném bom chớp nhoáng. Tuy nhiên B-1A sẽ phải được thiết kế lại trở thành một máy bay "tàng hình".
Một số khác biệt dễ phát hiện ở phần mũi giữa B-1A và B-1B.
Đầu tiên để biến B-1A đã thành B-1B "tàng hình" thì công việc quan trọng nhất là giảm 85% diện tích phản xạ sóng radar, sau đó là tăng cường hệ thống phòng thủ điện tử và tăng trọng lượng cất cánh tối đa lên 216.400 kg.
Máy bay ném bom B-1B Lancer có tầm hoạt động mà không cần phải tiếp nhiên liệu là 11.999 km. Tuy nhiên "kết quả" của việc từ bỏ phương án sử dụng tốc độ cao của B-1A và khai thác khả năng "tàng hình", tốc độ tối đa của B-1B đã giảm xuống còn Mach 1.25.
Thân máy bay lớn của B-1B có thể chứa một lượng vũ khí khổng lồ lên tới 34.000 kg trong ba khoang vũ khí.
Với vai trò ban đầu là máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tầm xa, B-1B Lancer ở thời gian này có thể mang theo 8 quả bom hạt nhân B61, bom nhiệt hạch B83 hoặc tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69A trong các khoang vũ khí.
B-1B Lancer cũng có thể mang theo bên ngoài 22.672 kg vũ khí khác ở bên ngoài thân máy bay.
Các mấu gắn vũ khí bên ngoài máy bay được thiết kế để tích hợp với Tên lửa hành trình không đối đất mang đầu đạn hạt nhân AGM-86B.
Tuy nhiên, các mấu này sẽ phá hỏng khả năng "tàng hình" bởi hình dạng được thiết kế của B-1B và cuối cùng thì phương án này đã không bao giờ được sử dụng.
Bộ ba máy bay ném bom có khả năng tấn công hạt nhân của Không quân Hoa Kỳ B-1B Lancer, B-2 Spirit và B-52 Stratofortress tại căn cứ không quân Andersen, đảo Guam năm 2016 (Nguồn Youtube).
B-1B Lancer trở thành "chiến hạm bay" trong chiến tranh tương lai?
Cùng với việc Liên Xô sụp đổ và sự kế thừa nó của nước Nga, Hoa Kỳ đã rút B-1B khỏi các kế hoạch tấn công hạt nhân vào năm 1991.
Cho tới năm 1995, các quan sát viên Nga đã được phép thanh sát để chứng nhận rằng tất cả B-1B đã được loại bỏ khả năng tấn công hạt nhân (hay còn gọi là phi hạt nhân).
Tuy nhiên B-1B có khả năng mang theo số lượng bom và tên lửa không đối đất lớn. Và ở hiện tại khởi đầu là một máy bay ném bom hạt nhân tốc độ cao thời Chiến tranh Lạnh, B-1B đã phát triển thành máy bay tấn công phi hạt nhân đa năng.
B-1B Lancer có khả năng mang theo nhiều loại vũ khí thông thường khác nhau trong thân.
Từ năm 1997, chương trình "Nâng cấp Bom đạn thông thường" đã chuyển đổi B-1B sang hướng chỉ tập trung vào các vũ khí thông thường.
Ba khoang bên trong của B-1B, nó có thể mang theo tới 28 quả bom nổ phá Mk.82 (500 lb/227 kg) hoặc 8 quả bom Mk.84 (2000 lb/908 kg).
B-1B Lancer cũng có khả năng mang nhiều loại vũ khí kích nổ chậm như bom chùm CBU-87, hệ thống rải mìn Gator hoặc bom cảm biến CBU-97, nhưng chúng đã bị rút khỏi kho vũ khí của Hoa Kỳ do mối quan tâm quốc tế về mìn và đạn chưa nổ trên chiến trường.
Tuy B-1B có thể đã mất khả năng ném bom chùm, nhưng nó vẫn còn nhiều vũ khí khác có thể trang bị.
B-1B giờ đây có thể mang theo 24 quả Bom tấn công trực diện phối hợp (JDAM) dẫn đường bằng vệ tinh nặng khoảng 11kg.
Bom JDAM BLU-109 trong khoang thân của một chiếc B-1B Lancer.
Loại bom trên cho phép nó có khả năng tấn công tới 24 mục tiêu riêng biệt với độ sai lệch mục tiêu với hướng dẫn GPS là 1,37 m, hoặc 3 m dựa vào hệ thống điều khiển bên trong của máy bay ném bom.
Sự kết hợp giữa tốc độ, tầm hoạt động, bom JDAM và hệ thống ngắm được cải tiến đã khiến B-1B trở thành một lựa chọn "không bình thường" nhưng hợp lý của Mỹ ở Iraq và Afghanistan.
B-1B có thể nán lại hàng giờ trên chiến trường, không kích hỗ trợ cho các nhóm bộ binh đang giao tranh hoặc nhận được yêu cầu không kích.
Vũ khí mới và thú vị nhất của B-1B là Tên lửa hành trình không đối đất (JASSM) AGM-158 và JASSM-ER (phiên bản tăng tầm). JASSM nặng 1.050 kg với đầu đạn 450 kg và tầm bắn 370 km. JASSM-ER được cho là gấp đôi tầm bắn của phiên bản gốc.
Hai tên lửa nói trên có thể tích hợp 8 quả trong mỗi khoang vũ khí, với tổng số 24 tên lửa hành trình cho mỗi máy bay.
B-1B Lancer nằm trong thông tin công khai về các loại vũ khí được sử dụng bởi Anh, Pháp và Hoa Kỳ trong cuộc đình công vào ngày 14/4/2018 nhằm vào các mục tiêu ở Syria (Nguồn AFP / Thomas SAINT-CRICQ).
Cuộc đua giành vị trí "Chiến hạm bay" giữa B-1B và B-52H và C-17
Được trang bị tên lửa JASSM (và phối hợp với các phương tiện tấn công khác như máy bay ném bom B-52, tàu ngầm tấn công lớp Virginia và tàu ngầm tên lửa lớp Ohio) B-1B có thể góp phần quan trọng trong một cuộc tấn công áp đảo của tên lửa hành trình chính xác với con số hàng trăm quả.
Ở hiện đại, chiến lược quân sự của Lầu năm góc có thể cung cấp một vai trò khác cho B-1B.
Chiến lược được cho là dựa theo khái niệm về "Chiếm hạm bay", một máy bay có chức năng tương tự như chiến hạm tên lửa trên biển có khả năng tấn công phủ đầu.
Trong khi một số ứng cử viên cho danh hiệu "Chiến hạm bay" đã được đề xuất bao gồm "Siêu pháo đài bay" B-52H, máy bay vận tải C-17 thì B-1B cũng đang được xem xét.
B-1B rõ ràng là có khả năng mang theo một số lượng lớn tên lửa và có thể mang nhiều hơn bằng cách gắn bên ngoài.
Vai trò của B-1B trong kho vũ khí của Hoa Kỳ có nhiều điểm vượt trội hơn tất cả các loại máy bay ném bom khác. Từ ném bom hạt nhân chiến lược, "Chiến hạm bay" mang tên lửa cho tới khả năng di chuyển siêu thanh độ cao thấp.
Tất cả đã chứng minh B-1B đủ linh hoạt để thích nghi với môi trường chiến tranh đang thay đổi và có thể nắm vai trò mới khi cần thiết. Và danh hiệu "Chiến hạm bay" không một máy bay nào khác có thể thay thế B-1B.
B-1B là máy bay ném bom được phát triển cho các cuộc chiến tranh trên thế giới đầy tính phức tạp hiện tại, một chiếc có thể ném bom Taliban và phóng 20 tên lửa hành trình AGM-158 JASSM nhằm vào các mục tiêu bảo vệ nghiêm ngặt ở Triều Tiên vào buổi chiều.
Tên lửa AGM-158 JASSM trang bị và khai hỏa từ B-1B Lancer trong một tình huống huấn luyện (Nguồn USA Military/Youtube).