Tạt Nàng trong tiếng Thái nghĩa là “thác Nàng Tiên”. Thác nằm tại Bản Phụ Mẫu I, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Ông Hà Văn Khương, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Nông nghiệp và du lịch Tạt Nàng ở bản Phụ Mẫu cho biết, với người dân ở đây, thác Tạt Nàng đã gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của họ, là nơi các đôi tình nhân hò hẹn và cầu nguyện được ở bên nhau suốt đời.
Dưới chân thác, dòng nước hiền hòa chảy qua bản làng, tưới tắm cho cây cối, ruộng đồng và là nơi lũ trẻ, người lớn tắm táp, vui đùa mỗi ngày.
Bắt nguồn từ suối Tà Xam và Tà Piu, thác Tạt Nàng đổ xuống từ độ cao hơn 100m, chia thành 2 nhánh, gồm 3 tầng.
Thác Tạt Nàng là một trong bốn thác nước nổi tiếng mà du khách nên trải nghiệm khi đến khám phá khi du lịch trên cao nguyên Mộc Châu và Vân Hồ (Sơn La).
Năm 2016, địa danh Thác Tạt Nàng được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
Để phát huy tiềm năng du lịch, huyện Vân Hồ đã giao cho UBND xã Chiềng Yên quản lý và khai thác.
"Tạt Nàng" trong tiếng Thái nghĩa là "thác Nàng Tiên", mang ý nghĩa so sánh vẻ đẹp của ngọn thác như một người con gái xinh đẹp. Thác Tạt Nàng còn gắn với chuyện tình buồn của một đôi trai gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Người con gái đã trẫm mình dưới dòng thác để chứng minh cho tình yêu thủy chung của mình. Với người dân nơi đây, thác Tạt Nàng đã gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của họ, là nơi các đôi tình nhân hò hẹn và cầu nguyện được ở bên nhau suốt đời.
Chặng đường từ trung tâm huyện Vân Hồ đến thác Tạt Nàng nhỏ và khó đi, nhưng bù lại, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, nguyên sơ của ngọn thác ẩn mình giữa làng bản và rừng cây xanh tốt.
Thác Tạt Nàng là thác nước đẹp và hùng vĩ với chiều dài 150m, chiều cao hơn 100m, là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ nơi đại ngàn Chiềng Yên. Thác bắt nguồn từ hai dòng suối (suối Tạ Sam và Nà Piu) chảy từ núi phía tây thuộc địa phận bản Phụ Mẫu đổ xuống thung lũng với độ cao trên 100m tạo thành Thác Tạt Nàng. Tạt Nàng về mùa nước lớn, thác chảy thành 3 dòng, từ độ cao trên 100m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có dải mô đá rộng, phủ đầy cây đã xẻ dòng chảy thành 3 luồng nước, như ba dải lụa trắng.
Không giống nhiều ngọn thác khác, thác Tạt Nàng rất ít khi cạn nước, quanh năm bọt tung trắng xóa. Dưới chân thác, dòng nước lại hiền hòa chảy qua bản làng, tưới tắm cho cây cối, ruộng đồng và là nơi lũ trẻ, người lớn tắm táp, vui đùa mỗi ngày. Đó cũng là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở bản Phụ Mẫu.