Chiếc máy 100 năm tuổi nhà ai cũng từng có: Năm 2024 rồi mà cả triệu người dùng, Internet không "diệt" nổi

Mạnh Kiên |

Thời đại Internet đã chứng kiến sự lỗi thời của rất nhiều thiết bị công nghệ như máy ảnh, máy nghe nhạc, đồng hồ. Nhưng có một thiết bị vẫn sống khỏe giữa sóng gió.

Internet vùi dập nhưng không chết

Đài phát thanh hay radio là phương tiện truyền thông lâu đời mà chúng ta từng nghe ở mọi lúc, mọi nơi. Nhưng radio ngày nay chẳng có ý nghĩa gì trong thời đại internet khi các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify và podcast cho bạn lựa chọn nghe mọi thứ mình muốn, ở bất cứ thời điểm nào.

Phải chăng radio đã trở nên lỗi thời? Sự khẳng định như vậy sẽ không hẳn chính xác lắm, ít nhất là khi khảo sát từ Nielsen mới đây cho thấy có rất nhiều người vẫn có thói quen nghe đài hàng ngày.

Cụ thể, Nielsen cho biết đài phát thanh chiếm gần 70% tổng thời lượng nghe "âm thanh có hỗ trợ quảng cáo" dành cho người lớn ở Mỹ, phần còn lại được chia cho podcast, âm thanh phát trực tuyến và đài vệ tinh.

Không ngạc nhiên khi những người vẫn còn nghe radio phần lớn đến từ đối tượng lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên), những người hoài niệm về thời kỳ mà radio là cách duy nhất để nghe tin tức hay âm nhạc.

Chiếc máy 100 năm tuổi nhà ai cũng từng có: Năm 2024 rồi mà cả triệu người dùng, Internet không "diệt" nổi- Ảnh 1.

Nhưng đài phát thanh ngày nay không hề thiếu sức hút đối với người trẻ. Nielsen cho biết radio chiếm 45% lượt nghe có hỗ trợ quảng cáo dành cho người từ 18 đến 34 tuổi.

Nếu cảm thấy bất ngờ về số liệu này thì đó có thể là do bạn dành quá nhiều thời gian trên internet hoặc không lái xe. Thực tế, nhiều người vẫn có thói quen nghe đài trên xe, với tỷ lệ lên đến 70%, theo Edison Research.

Trung Quốc chuyên trị mô hình AI lạ, năng lực cũng quái dị không kém: 'Ngồi nhà biết cả chuyện thế giới'Trung Quốc chuyên trị mô hình AI lạ, năng lực cũng quái dị không kém: "Ngồi nhà biết cả chuyện thế giới"

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tự tin mô hình AI của mình là "vượt trội" so với tất cả mô hình từ trước đến nay.

Những con số trên cho thấy, không giống như truyền hình cáp, giới trẻ vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ đài phát thanh dẫu thứ này đã có tuổi đời hơn 100 năm. Lý do là bởi radio lúc nào cũng miễn phí và nghe trên ô tô luôn thuận tiện hơn âm thanh được truyền qua internet.

Hầu hết người Mỹ nghe đài trong ô tô trên đường đi làm và về nhà, mặc dù sau những khoảng thời gian đó trong ngày, số lượng người nghe giảm dần do nhiều người sử dụng máy tính hoặc tất bật vì công việc.

Radio cũng là một định dạng dễ tiếp cận và dễ hiểu. Vẫn còn hàng triệu người không biết cách dùng dịch vụ phát trực tuyến nhưng họ đều biết cách sử dụng radio. Không cần mất thời gian tập sử dụng và chắc chắn không tốn bất kỳ chi phí nào.

Mặc dù việc nghe đài không mang lại sự tự do giống như chọn một bài hát cụ thể từ thư viện hàng chục triệu bài hát trực tuyến, nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy hào hứng trước âm nhạc đa thể loại - pop, rock, hip-hop, thập niên 70 – trên radio và để một người dẫn chương trình chọn ra giai điệu cho mình.

Radio sẽ sống mãi?

Theo Media Leader, hàng triệu người vẫn yêu thích đài phát thanh vì đó không phải là một trải nghiệm đơn độc. Mọi người thường bật radio khi làm gì đó tại công ty, tại nhà và thoải mái khi có người dẫn chương trình rầm rì bên cạnh.

Ngay cả khi người dẫn chương trình không nói, chúng ta vẫn biết rằng những thính giả khác cũng đang lắng nghe thanh âm từ radio cùng mình. Trải nghiệm nghe đài trực tiếp giống như xem một trận bóng đá chung kết, luôn mang lại cảm giác thực hơn so với mọi loại hình internet.

Chiếc máy 100 năm tuổi nhà ai cũng từng có: Năm 2024 rồi mà cả triệu người dùng, Internet không "diệt" nổi- Ảnh 3.

Bên cạnh đó, radio giúp tiết kiệm công sức lựa chọn nội dung. Bất kỳ ai đã lướt qua menu Netflix hay Amazon Prime vào tối thứ Bảy để tìm kiếm một bộ phim hay hẳn sẽ thấu hiểu cảm giác "chọn mãi không được thứ gì để xem".

Tương tự, có quyền truy cập phát 30 triệu bài hát trực tuyến trên các dịch vụ như Spotify hay Apple Music là một ý tưởng tuyệt vời về mặt lý thuyết, nhưng tìm được thứ gì để nghe ngay lập tức hóa ra lại là thử thách khó nhằn.

Các nhân vật trên đài phát thanh đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng mối liên hệ cá nhân sâu sắc với thính giả nghe đài. Những cá tính này trở thành giọng nói quen thuộc đồng hành cùng người nghe qua nhiều khoảnh khắc khác nhau trong cuộc sống, từ những buổi sáng đi làm cho đến những buổi học tập đêm khuya.

Việt Nam ra mắt phần mềm 'chống lừa đảo' đỉnh cao: Bắt thóp 24 trò lừa tinh vi nhất từ trước đến nayViệt Nam ra mắt phần mềm "chống lừa đảo" đỉnh cao: Bắt thóp 24 trò lừa tinh vi nhất từ trước đến nay

Ứng dụng NAP được kỳ vọng sẽ bảo vệ cho người dùng trước 24 trò lừa đảo phổ biến nhất hiện nay như video Deepfake giả mạo người thân, lừa đảo SMS, giả dạng công an v.v...

Họ chia sẻ những câu chuyện và những hiểu biết sâu sắc, khiến người nghe cảm thấy mình là một phần của một cộng đồng lớn. Mối quan hệ này có tính tương tác; người nghe có thể gọi điện, yêu cầu bài hát và chia sẻ câu chuyện, tạo ra trải nghiệm sống động và hấp dẫn mà khó có thể tái tạo ở các hình thức truyền thông khác.

Chương trình tin tức trên đài phát thanh vẫn là nguồn thông tin quan trọng, cung cấp thông tin cập nhật kịp thời và phân tích chuyên sâu về các sự kiện theo thời gian thực, như tin tức giao thông, cảnh báo khẩn.

Hơn cả, đối với nhiều người, đài phát thanh là mối liên kết với "Thời đại hoàng kim" của phát thanh truyền hình, thời kỳ mà đài phát thanh là trung tâm giải trí và thông tin của mọi gia đình.

Yếu tố hoài cổ đóng một vai trò quan trọng trong sức sống bền bỉ của đài phát thanh. Chính sự kết nối đầy cảm xúc với quá khứ mang lại sự đối lập với sự phức tạp của thời đại kỹ thuật số, đã khiến người nghe quay trở lại với đài phát thanh.

Sóng radio sẽ không chết mà sẽ liên tục duy trì và đổi mới để đảm bảo vị thế khó lay chuyển trong thời đại kỹ thuật số.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại