Chia sẻ của 3 người phụ nữ về "căn bệnh" phụ khoa tiềm ẩn mà lại không chữa được này khiến không ít chị em giật mình

N. Thúy |

Chia sẻ dưới đây của 3 phụ nữ về hội chứng mà mình đang mắc đã giúp chị em nhận ra rằng "bệnh" này có thể âm thầm đe dọa sức khỏe của mình mà không hay biết.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng rối loạn nội tiết, trong đó các hormone sinh dục như estrogen và testosterone bị mất cân bằng, có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm: Đau nửa đầu, tăng trưởng lông tóc, tăng cân, đau trong kì kinh nguyệt, u nang buồng trứng, khó có thai...

Nguyên nhân gây nên hội chứng này là do buồng trứng không thể sản xuất các hormone một cách bình thường (trứng rụng thưa hoặc không rụng trứng, thường thể hiện qua tình trạng kinh nguyệt không đều, 2-3 tháng hoặc vài năm mới có kinh một lần).

Và thật không may, chị em phụ nữ có thể phải mất hàng 5 hay 10 năm mới nhận ra được sự rối loạn hormone này, khiến cho việc điều trị gặp khó khăn.

Mặc dù không có phương pháp chữa bệnh cho PCOS, nhưng các bác sĩ sản phụ khoa có thể giúp chị em kiểm soát được hội chứng này bằng một số liệu pháp phối hợp hormone, chế độ ăn uống và tập thể dục...

Theo lời của bác sĩ Mary Jane Minkin, giáo sư lâm sàng tại Trường Y Đại học Yale, hội chứng buồng trứng đa nang khó nhận ra vì ngoài các triệu chứng của PCOS thường không rõ ràng, hơn nữa lại không có hình thức xét nghiệm nào có thể giúp chẩn đoán PCOS.

"Ngoài việc thực hiện siêu âm buồng trứng để tìm các u nang nhỏ, xét nghiệm mức testosterone trong máu và đo mức insulin có thể giúp phát hiện PCOS, bác sĩ còn phải dựa vào các thông số lâm sàng", giáo sư Minkin nói.

Hầu hết bệnh nhân được phát hiện bệnh khi có các triệu chứng cụ thể bộc lộ ra như chu kì kinh nguyệt thất thường hoặc lông tóc phát triển.

Chia sẻ của 3 người phụ nữ về căn bệnh phụ khoa tiềm ẩn mà lại không chữa được này khiến không ít chị em giật mình - Ảnh 1.

Đau nửa đầu, tăng trưởng lông, tăng cân, đau trong kì kinh nguyệt... là những triệu chứng phổ biến của PCOS.

Để hiểu hơn về hội chứng này, hãy nghe một số chị em bị PCOS chia sẻ cụ thể như dưới đây:

1. "Tôi nhớ là tôi đã cảm thấy như thế giới của mình bị sụp đổ" - Marci, 34

Năm tôi 18 tuổi, bác sĩ đa khoa của tôi đã nói rằng chu kì kinh nguyệt của tôi bất thường như thế này có thể là do PCOS, nhưng tôi đã không lưu tâm.

Cho đến năm 26 tuổi, tôi bắt đầu thấy kinh nguyệt kéo dài cả tháng liền và các bác sĩ phụ khoa nói rằng tôi gặp hội chứng buồng trứng đa nang.

Ngay lập tức tôi hình dung mình có "chuỗi ngọc trai" trên buồng trứng. Bác sĩ hỏi tuổi của tôi và khuyên tôi nên có con sớm vì không có loại thuốc nào chữa được "bệnh" này.

Ý nghĩ rằng mình không bao giờ có thể có con khiến tôi suy sụp hoàn toàn. Tôi không điều trị được bệnh, phải chịu đựng tình trạng chu kì kinh nguyệt thất thường, lông tay lông chân nhiều hơn, tăng cân, bị mụn trứng cá, trầm cảm và lo lắng, nhức đầu và đau nửa đầu.

Tôi quyết định gặp một bác sĩ mới và cô ấy đã kiểm tra mức testosterone, mức vitamin D và đã làm siêu âm thêm vào buồng trứng của tôi. Nhưng bác sĩ cũng cảnh báo về khả năng tôi khó có thể thụ thai.

Sau đó tôi được hướng dẫn dùng viên thuốc nhỏ, viên thuốc ngừa thai chỉ có progestin (estrogen gây nên chứng đau nửa đầu cho tôi và cũng có thể gây ra huyết áp cao, làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ có PCOS).

Chia sẻ của 3 người phụ nữ về căn bệnh phụ khoa tiềm ẩn mà lại không chữa được này khiến không ít chị em giật mình - Ảnh 2.

Thật không may, chị em phụ nữ có thể phải mất hàng 5 hay 10 năm mới nhận ra được sự rối loạn hormone.

2. "Tôi biết tại sao mình chưa bao giờ giảm cân dễ dàng, tại sao cần phải tẩy lông hàng ngày và tại sao luôn có cảm giác thèm ăn đến vậy" - Anonymous, 24 tuổi

Sau đại học, tôi bắt đầu phát triển mụn trứng cá. Tôi nghĩ rằng như thế nghĩa là mình đã lớn hoặc do căng thẳng khi sống ở một thành phố lớn mà thôi.

Nhưng sau nhiều tháng, mụn trứng cá không giảm đi, tôi quyết định đi khám bác sĩ da liễu thì bác sĩ nói có thể tôi đang bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Tôi đã hơi bối rối khi cô giải thích PCOS là gì, nhưng cô ấy nói rằng cô ấy có thể cho tôi một số kem đặc biệt và khuyến khích tôi nên đi khám nội tiết xem sao.

Tôi đã điên cuồng tìm kiếm thông tin về PCOS và thấy rằng các triệu chứng chính bao gồm: Kinh nguyệt thất thường, tăng trưởng lông trên người, mụn trứng cá, béo phì... Đặc biệt, đây là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở Hoa Kỳ.

Tâm trí của tôi ngay lập tức "nhảy lên" khi tôi nhận ra mình khó có thể có con và điều này có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong tương lai của tôi.

Tôi đã đến bác sỹ chuyên khoa nội tiết của tôi và cô ấy thật tuyệt vời. Cô ấy đã giải thích tất cả những điều khoa học này với tôi, nói với tôi rằng đây là một tình trạng thông thường và tôi sẽ phải dùng thuốc tránh thai để kiểm soát các triệu chứng, giảm thiểu nguy cơ vô sinh trong tương lai.

Khi hiểu nhiều hơn về PCOS, tôi bắt đầu có được lời lý giải cho những gì mình đã trải qua trong suốt nhiều năm qua như: Tại sao tôi chưa bao giờ giảm cân dễ dàng, tại sao tôi cần phải tẩy lông hàng ngày và tại sao tôi luôn có cảm giác thèm ăn đến vậy.

Đối với tôi, việc cắt giảm đường là một phần khó nhất - ý tôi là, món kem thật là tuyệt vời.

Thành thực mà nói, tôi cảm thấy may mắn vì bây giờ tôi biết rằng có thể mình khó mang thai và vì thế tôi sẽ dễ dàng xác định các mối quan hệ tình cảm của mình khi muốn tiến đến với ai đó.

Thay đổi trong lối sống, ăn uống, tôi đang cố gắng duy trì cân nặng khỏe mạnh và vẫn hi vọng sẽ hết mụn trứng cá vào một ngày nào đó.

Chia sẻ của 3 người phụ nữ về căn bệnh phụ khoa tiềm ẩn mà lại không chữa được này khiến không ít chị em giật mình - Ảnh 3.

Ngoài việc thực hiện siêu âm buồng trứng để tìm các u nang nhỏ, xét nghiệm mức testosterone trong máu và đo mức insulin có thể giúp phát hiện PCOS, bác sĩ còn phải dựa vào các thông số lâm sàng.

3. "Tôi mạnh mẽ chiến đấu chống lại hội chứng buồng trứng đa nang không thể chữa khỏi này" - Alysha, 20

Lần đầu tiên tôi nhận ra có điều gì đó bất thường xảy ra với mình hồi đầu năm nay là khi tôi bắt đầu tăng cân mặc dù tôi có lối sống lành mạnh. Tôi tập thể dục đều đặn nhưng cũng không giảm cân. Khi có quan hệ tình dục với bạn trai, tôi bị chảy máu rất nhiều.

Tình trạng này xảy ra nhiều lần mà không rõ nguyên nhân khiến tôi vô cùng lo lắng. Nghĩ rằng các triệu chứng sẽ tự biến mất, bẵng đi gần 1 năm tôi không đi khám.

Nhưng đến khi thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn, tôi quyết định đi khám. Bác sĩ phụ khoa đã kiểm tra và 1 tuần sau đưa ra kết luận tôi gặp hội chứng buồng trứng đa nang.

Bác sĩ của tôi đã giải thích cho tôi biết PCOS là gì và nhấn mạnh nó không thể chữa được, nhưng có thể kiểm soát được.

Tôi hiểu được rằng nó có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt, trọng lượng cơ thể, và là nguyên nhân tại sao phát triển lông ở cả những bộ phận không mong muốn trên cơ thể, ví dụ như trên mặt.

Chúng tôi đã thảo luận các lựa chọn điều trị và cô ấy đã đề nghị tôi dùng thuốc tránh thai và thuốc bổ sung homrone để điều trị.

Tôi cũng nghiêm túc quan tâm đến chuyện những thực phẩm nào có thể và không thể ăn. Tôi ăn nhiều thức ăn có nhiều chất bột hơn, ít đồ uống có đường và thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng.

Tôi là người phụ nữ mạnh mẽ đang chiến đấu chống lại hội chứng buồng trứng đa nang không thể chữa khỏi này và tôi tin rằng mọi phụ nữ được chẩn đoán bằng PCOS đều có thể mạnh mẽ và làm như vậy.

Chia sẻ của 3 người phụ nữ về căn bệnh phụ khoa tiềm ẩn mà lại không chữa được này khiến không ít chị em giật mình - Ảnh 4.

Lời khuyên cho những người đang phải "sống chung" với hội chứng buồng trứng đa nang:

Hội chứng buồng trứng đa nang không thể chữa được, nhưng có thể điều trị được. Những chị em không may mắn gặp phải hội chứng này nên ghi nhớ những điều sau để giảm các triệu chứng cũng như ảnh hưởng của bệnh:

- Ăn uống lành mạnh: Nên ăn một chế độ ăn ít chất carbohydrate và đường tinh luyện để đảo ngược sự mất cân bằng đường glucose và insulin trong cơ thể - nguyên nhân gây triệu chứng PCOS.

- Tập thể dục hàng ngày: Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày, cho dù chỉ là đi bộ 20 phút, chơi bên ngoài với con của bạn, hoặc đi đến một lớp Pilates... nhưng những hoạt động này cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo giúp kiểm soát mức độ insulin, và do đó, kết quả giảm cân.

Tập thể dục cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, một nguy cơ sức khỏe cho phụ nữ trong PCOS.

- Tránh tiêu thụ các chất kích thích: Cà phê và các chất kích thích khác làm tăng lượng insulin sản xuất - điều này đã được chứng minh là có ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ bị PCOS.

Nếu bạn nghiêm túc kiểm soát mức insulin của mình, bạn thực sự cần phải xem xét từ bỏ các loại thức uống đó.

Chia sẻ của 3 người phụ nữ về căn bệnh phụ khoa tiềm ẩn mà lại không chữa được này khiến không ít chị em giật mình - Ảnh 5.

- Khám sức khoẻ định kỳ: Phụ nữ có PCOS có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và một số dạng ung thư. Họ cũng có nhiều khả năng bị cao huyết áp và/hoặc cholesterol cao.

Thường xuyên đi khám, trao đổi với bác sĩ để theo dõi và điều trị những vấn đề này sẽ giúp bạn khỏe mạnh cho đến khi các triệu chứng được kiểm soát thông qua việc thông qua việc ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục.

Nguồn: WMH

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại