Cảnh dường như rất ngọt ngào và vô tội: một nhóm trẻ nhỏ, trai và gái, chơi ngoài trời trong ánh nắng mặt trời rực rữ, chúng cưỡi xe đạp, chạy vòng vòn bên nhau, cùng vật lộn và cười đùa.
Ai đó gợi ý rằng một cô bé hôn một trong những chàng trai nhỏ trong nhóm vào má, mà cô ấy đã làm. Có lẽ đó chỉ đơn giản là một trò chơi con trẻ, và những gì xảy ra sau đó là cả tấn bi kịch.
Nguyên do sâu xa nằm ở chỗ, nụ hôn sai thời điểm đó xảy ra vào những năm 1950 ở Mỹ, khi mà vấn đề phân biệt chủng tộc còn rất nặng nề và cậu bé đó là người da màu.
Một cậu bé da màu ở Mỹ, ảnh chụp ở Halifax, bang California nhiều năm về trước.
Sissy Marcus, vào cái ngày đẹp trời năm 1958 đó đã vui vẻ khoe với mẹ Bernice của mình về nụ hôn nọ với cậu bé da màu, và Bernice Marcus đã trở nên tức giận.
Người mẹ phân biệt chủng tộc này đã "rửa miệng Sissy bằng dung dịch kiềm và gọi cảnh sát để báo cáo rằng một cậu bé da đen đã tấn công tình dục con gái cô," theo thông tin từ cuốn ''Casting Her Own Shadow: Eleanor Roosevelt'' và ''Shaping of Postwar Liberalism'' của tác giả Allida M. Black. Cảnh sát có vũ trang đã nhanh chóng vào cuộc.
Hai cậu bé da màu, 9 và 7 tuổi, đã bị bắt và giam trong gần một tuần mà không được phép liên hệ với cha mẹ hoặc luật sư của họ.
Sau đó James Hanover Thompson và David "Fuzzy" Simpson (tên của hai cậu bé) bị cáo buộc là "quấy rối tình dục"; theo như tờ Washington Post, một thẩm phán vị thành niên đã tuyên bố họ có tội và phải đi cải tạo tới năm 21 tuổi.
Theo một tờ báo địa phương, bà mẹ của Thompson và Simpson đã bị đuổi việc; gia đình của họ "bị đe dọa" vầ con chó của Thompson đã bị giết.
"Vụ án nụ hôn" vào thời điểm đó đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới. Người ta đã rùng mình phẫn nộ ở khắp nơi trên thế giới - Paris, Rome, và Vienna.
Khi phong trào dân quyền chiếm được vị thế của họ, Tổng thống Eisenhower và cựu đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt, một nhà hoạt động mạnh mẽ về lãnh vực quyền công dân đã phản đối việc đối xử với các chàng trai da màu trên và kêu gọi sự khoan hồng.
Brenda Lee Graham, em gái của James Thompson, đã kể về gia đình của cô ấy trong dự án StoryCorps của NPR, đồng thời cho phép ghi lại các cuộc hội thoại kể trên và lưu trữ chúng trong Thư viện Quốc hội cho các thế hệ tương lai.
"Mẹ tôi đã mắc phải một chứng bệnh thần kinh. Bà không thể ngủ được, "Brenda nói với em trai mình trong buổi ghi âm StoryCorps 2011 của họ. "Mỗi khi mất ngủ, mẹ sẽ lại lên tầng và cầu nguyện."
Hai nạn nhân năm nào của nạn phân biệt chủng tộc - James Hanover Thompson và David "Fuzzy" Simpson.
Brenda nhớ lại những người đàn ông đốt lửa ở sân trước của gia đình, và cái cách mà mẹ cô phải thu dọn đống đổ nát vào mỗi buổi sáng như thế nào.
Sự việc đã gây ra nhiều phẫn nộ tới mức sau khi các cậu bé bị bắt giam trong ba tháng, Thống đốc bang Bắc Carolina Luther H. Hodges đã phải cúi đầu trước áp lực của công luận và công khai cho phép Thompson và Simpson được tự do.
Vị thống đốc này tới phút cuối vẫn chống chế rằng hai cậu bé này bị giam lại để ''đảm bảo sự an toàn của chính họ'' - trong một phát biểu với tờ NY Times.
Một ủy viên của Hội đồng điều tra bang Bắc Carolina đã được phái đến thăm hỏi gia đình của hai cậu bé. Ủy viên Blaine M. Madison đã xác định rằng tình trạng gia đình của họ bây giờ là rất tồi tệ với tờ NY Times vào chính xác ngày 14 tháng 2 của 59 năm về trước.
James và Fuzzy dù được thả ra nhưng 3 tháng ở trong tù đối với hai đứa bé 7 và 9 tuổi đã trở thành những tháng ngày khủng khiếp, vĩnh viễn thay đồi cuộc đời của chúng.
Khi lớn lên, James mang theo tiền án tiền sự từ thời thơ ấu và rất khó kiếm được việc làm; em gái của James nói rằng anh trai mình không bao giờ còn được như xưa trong khi Fuzzy thì đã cay đắng trả lời tờ StoryCorps: "Tôi vẫn luôn tự hỏi rằng nếu sự việc đó chưa từng xảy ra, liệu cuộc đời tôi có khác hơn? Tôi có thể trở thành một bác sĩ?
Tôi liệu có được đi học Đại học, hay thậm chí chỉ là đi học ở một trường tốt? Sự việc đó đã hoàn toàn hủy diệt cuộc đời tôi."
(theo TheVintageNews)