Chi tiền mua chuộc kết quả xét nghiệm ADN để che mắt gia đình

NHƯ LOAN |

Lo gia đình phát hiện sự thật, ông T. đem tiền đến để mua chuộc nhân viên giám định ADN.

Ông B.N.T (Quảng Ninh) là đại gia trong lĩnh vực bất động sản có tiếng lúc bấy giờ. Năm 25 tuổi, ông kết hôn với người phụ nữ cùng quê, cả hai chung sống 10 năm nhưng không có con dù chạy chữa hiếm muộn tại nhiều bệnh viện lớn trong và ngoài nước.

Là con trưởng, ông T. chịu áp lực nhiều phía. Để đối phó với sức ép từ gia đình, ông giấu vợ, lén lút ra ngoài qua lại với người phụ nữ kém ông 2 tuổi. Ông ra điều kiện, nếu sinh được con trai, muốn gì cũng được.

Hai tháng sau, cô gái có thai. Ông T. không tiếc tay chu cấp tiền bạc cho cô gái này. Kết quả siêu âm đứa trẻ mang giới tính nam càng khiến ông vui. Ngày bé trai chào đời, ông rưng rưng xúc động vì có đứa con nối dõi tông đường.

Chi tiền mua chuộc kết quả xét nghiệm ADN để che mắt gia đình - Ảnh 1.

Sau khi áp dụng mọi hình thức giám định, mẫu xét nghiệm của ông T. và đứa trẻ vẫn cho ra kết quả không chung huyết thống. (Ảnh minh hoạ: GENTIS)

Khi đứa trẻ được 5 tuổi, ông T. hân hoan đưa bé về giới thiệu với gia đình. Tuy nhiên, mọi người trong nhà đều ngờ vực, cảm giác không phải con ruột của ông. Nhiều người trong xóm sang thăm, nửa đùa nửa thật nói “thằng bé chẳng có nét gì của bố”.

Thay vì đánh ghen, hằn học chồng, vợ ông T. động viên nên đưa xét nghiệm ADN để xác định huyết thống. Nếu chính xác là con của ông thì bà cũng sẽ coi đứa trẻ như con mình.

Ông T. lo lắng, tìm đến công ty xét nghiệm di truyền nhờ giúp đỡ. Kết quả, giữa ông T. và đứa trẻ không chung huyết thống.

Ông T. chết lặng, đứng không vững và muốn xét nghiệm lại. Áp dụng mọi hình thức giám định, kết quả vẫn giống nhau. Để che mắt gia đình, ông T. đề nghị chuyên gia thay đổi kết quả, xét nghiệm từ không chung huyết thống thành có cùng huyết thống cha – con với lời hứa sẵn sàng hậu tạ với bất kỳ giá nào. Tuy nhiên các giám định viên từ chối đề nghị này.

Trên đây là một trong những câu để lại ấn trượng trong quá trình làm nghề của Đại tá Hà Quốc Khanh, nguyên Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, hiện là cố vấn khoa học cao cấp Công ty GENTIS.

Đại tá Hà Quốc Khanh nhớ lại, sau khi mua chuộc không được, người đàn ông kia năn nỉ, xin ông địa chỉ nhà để đến tận nơi đưa tiền chỉ với một mong muốn có kết quả theo như ý muốn.

“Người đàn ông đó nói sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để đổi kết quả nhưng tôi kiên quyết từ chối. Mỗi kết quả ADN đôi khi quyết định số phận của một con người, chỉ một sai lầm nhỏ về kết quả ADN có thể ảnh hưởng tới cuộc sống, thậm chí có thể gây ra bi kịch cho một gia đình.

Chúng tôi là đơn vị làm khoa học kỹ thuật, chỉ đưa ra kết quả đúng sự thật. Trách nhiệm, đạo đức không bao giờ cho phép làm sai khác kết quả. Kết quả đến tay khách hàng phải là kết quả chính xác tuyệt đối”, ông Khanh nói.

Xét nghiệm ADN là phân tích thông tin ADN ở 23 cặp nhiễm sắc thể của hai hay nhiều người để xác định mối quan hệ di truyền. Những người đi xét nghiệm thường ít nhiều có khúc mắc trong cuộc sống.

Để giải tỏa họ cần có một kết quả xét nghiệm ADN chính xác, làm cơ sở chắc chắn để giải quyết đúng đắn mọi vấn đề. Trong số đó, người nhờ ADN cứu vớt được hạnh phúc của mình nhưng cũng không ít gia đình đau khổ khi sự thật được phơi bày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại