Chỉ ngồi ghế thôi, người phụ nữ đã bị gán tội thế này đây!

Trần Quỳnh |

Ngày nay, việc ngồi ghế là hành động hết sức bình thường. Nhưng ít ai biết rằng, vài trăm năm trở về trước, đây bị xem là hành vi "đồi bại" đối với phụ nữ.

Sự thật về chiếc ghế và những "hạt sạn" phim ảnh

Trong các bộ phim cổ trang lịch sử Trung Quốc, ghế đã trở thành vật dụng xuất hiện hết sức phổ biến. Nhưng thực tế, những hình ảnh như Võ Tắc Thiên ngồi ghế trang điểm, Lý Bạch ngồi ghế uống rượu ngâm thơ đều là "hạt sạn" sai lệch lịch sử mà các nhà làm phim mắc phải.

Trên thực tế, phải tới cuối thời nhà Đường, đầu thời nhà Tống, từ "ghế" mới bắt đầu xuất hiện tại Trung Hoa.

Từ thời xa xưa, người Trung Hoa cũng như nhiều nước châu Á khác đều có thói quen ngồi chiếu, ngồi đất với các tư thế như ngồi xếp bằng (khoanh chân, gấp chân) hoặc ngồi xổm.

Chỉ ngồi ghế thôi, người phụ nữ đã bị gán tội thế này đây! - Ảnh 1.

Trước khi có ghế để ngồi, người Trung Quốc từng trải qua thời gian dài ngồi đất, ngồi chiếu hoặc ngồi giường. (Tranh minh họa).

Tới khi Hán triều thành lập, người Trung Hoa mới dần quen với việc "ngồi lên giường". Thậm chí tư thế ngồi gấp chân hay ngồi xổm vẫn được duy trì ngay cả khi không còn ngồi chiếu.

Đến cuối thời kỳ Nam triều, cổ nhân Trung Quốc bắt đầu quen với việc ngồi trên giường và buông thõng chân xuống, tương tự như kiểu ngồi mép giường và thả chân của người hiện đại.

Khi ấy, giường không đơn thuần là một đồ vật để nghỉ ngơi mà còn để thể hiện quyền lực, địa vị. Người tôn quý sẽ có giường riêng để an tọa, còn bậc bề tôi sẽ cùng nhau ngồi chung một giường.

Hình dáng sơ khai của chiếc ghế tại Trung Hoa bắt nguồn từ đồ vật để ngồi do người Hồ ở Tây Vực truyền vào, được biết tới với tên gọi "giường Hồ" (Hồ sàng).

Chỉ ngồi ghế thôi, người phụ nữ đã bị gán tội thế này đây! - Ảnh 2.

"Giường hồ" chính là hình thức sơ khai của chiếc ghế tại Trung Quốc. (Tranh minh họa).

Loại "giường" này được sử dụng phổ biến từ thời Ngụy Tấn và Tùy Đường, kích cỡ vừa phải, hình dáng và công dụng không khác nhiều so với chiếc ghế ngày nay.

Tuy nhiên, khi đó từ "ghế" chưa phổ biến, nên mọi người thường gọi đó là "giường Hồ". Khi"giường Hồ" đã bắt đầu phổ biến ở thời Ngụy Tấn, Tùy Đường, kẻ quyền thế đều sắm cho mình vài chiếc trong nhà, thậm chí khi đi ra ngoài còn cho người khiêng theo để… tiện nghỉ ngơi!

Phát minh "không dành cho phụ nữ"?

Từ thời nhà Đường trở về sau, tên gọi "ghế" bắt đầu được sử dụng. Cho tới thời nhà Tống, giường truyền thống và ghế đã được phân loại rõ ràng.

Theo học giả Lạc Xương Cần khảo chứng qua các tác phẩm văn học ở những thời kỳ này,hình thức ghế cổ đại hết sức đa dạng, từ hình tròn , hình vuông cho tới hình chữ nhật. Dưới thời nhà Thanh, các thợ thủ công còn chế tác thêm ghế hình hoa mai, hoa đào,hình lục giác, bát giác…

Vậy nhưng, ở thời nhà Tống, việc phụ nữ ngồi ghế lại bị coi là "đồi bại", "bại hoại gia phong", "không đúng với thuần phong mỹ tục" trong mắt người đương thời.

Trong "Lão học am bút ký", danh sĩ nổi tiếng thời nhà Nam Tống là Lục Du đã từng đề cập: "Cao Tông vì giữ đạo hiếu với Huy Tông, nên khi để tang cha, trong cung chỉ đượcngồi ghế làm từ gỗ mộc bình thường". 

Điều này cho thấy đến thời nhà Tống, ghế đã được sử dụng như một đồ vật tương đối phổ biến.

Tuy nhiên, danh sĩ Lục Du cũng đề cập đến "định kiến" về việc phụ nữ ngồi ghế. Ông ghi chép: "Khi ấy, con gái nhà có học mà ngồi ghế tựa, ghế nhỏ, tất sẽ bị người đời châm biếm đến nỗi không cách nào cứu vãn".

Không chỉ có những phụ nữ bình dân phải chịu định kiến vô lý này, mà tới những phi tần trong cung cũng chịu chung số phận. "Lão học am bút ký" từng viết:

"Bấy giờ, trong hậu cung có người mời Trương Tiệp dư ngồi thử ghế đàn hương. TrươngTiệp Dư liền trả lời: ‘Phi tần hậu cung dùng chút son, tể tướng đã không vui,sao dám dùng tới ghế đàn hương?"

Chỉ ngồi ghế thôi, người phụ nữ đã bị gán tội thế này đây! - Ảnh 3.

Bị cho là có địa vị thấp kém, phụ nữ Tống triều chỉ được phép ngồi đất, ngồi chiếu. (Tranh minh họa).

Luật lệ vô lý trên xuất phát từ thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Theo đó, phụ nữ thời xưa vẫn bị coi là những người có địa vị thấp kém, không xứng đáng được ngồi lên cao.

Chỉ từ sau thời Nam Tống, việc phụ nữ ngồi ghế mới dần được coi là bình thường. Sau này, độ vật này lại bị "nhào nặn" trở thành một công cụ tra tấn phụ nữ thời phong kiến với tên gọi – "ghế hùm".

Theo đó, người chịu tội sẽ phải ngồi trên một chiếc ghế dài, duỗi thẳng chân, đầu gối bị trói chặt cùng ghế, rồi đệm gạch dưới chân.

Chỉ ngồi ghế thôi, người phụ nữ đã bị gán tội thế này đây! - Ảnh 4.

"Ghế hùm: là một loại hình tra tấn rất dã man và đau đớn, được áp dụng phổ biến đối với phụ nữ trong xã hội cũ. (Ảnh minh họa).

Gạch sẽ từ từ được đệm vào chân của người chịu phạt. Do bị bó gối, gạch đệm càng cao, nạn nhân sẽ càng thêm đau đớn.

Khởi đầu là một phát minh "không dành cho phụ nữ", ghế đã bị lạm dụng và trở thành công cụ tra tấn ám ảnh của những phụ nữ đương thời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại